Soạn bài lập dàn ý bài văn tự sự
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Mục I.
1. Đoạn trích dẫn trong SGK, tr.44, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì ?
Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.
2. Qua lời kể của nhà văn, có thể học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự ?
Qua lời kể đó, Nguyên Ngọc đã truyền cho chúng ta kinh nghiệm : để viết một bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (nếu không dự kiến toàn bộ cốt truyện, cũng nên dự kiến phần mở đầu và kết thúc truyện) ; sau đó suy nghĩ, tưởng tượng các nhân vật phù hợp với cốt truyện và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
Mục II.
1. Lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện sau :
(1) Mẫu
a. Chọn nhan đề cho bài viết : “Sau cái đêm đen ấy…’’
b. Lập dàn ý theo bố cục ba phần.
Mở bài : Sau khi chạy ra khỏi tên quan cụ, chị Dậu gặp cán bộ cách mạng và được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Thân bài :
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu trở về làng.
- Chị Dậu tuyên truyền cách mạng với nhân dân.
- Chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
Kết bài : Được nhân dân tin tưởng, chị Dậu trở thành một người lãnh đạo cách mạng trong xã.
(2) Mẫu
a. Chọn nhan đề cho bài viết : “Người đẩy nắp hầm bom’’.
b. Lập dàn ý theo bố cục ba phần.
Mở bài : Kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Nhiều cán bộ hoạt động trong vùng bị địch chiếm.
Thân bài :
- Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ gắt gao.
- Hai cán bộ bị thương đang bị địch đuổi theo, phải chảy vào nhà chị Dậu.
- Chị Dậu bình tĩnh đưa cán bộ xuống hầm.
- Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu đối đáp với chúng.
Kết bài : Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi thường xuyên nuôi giấu cán bộ.
2. Trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự
a. Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ đẻ chọn đề tài, xác định chỉ đề của bài viết.
b. Từ đề tài, chủ đề, người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính cốt truyện.
c. Tiếp đó, có thể phác ra ba phần của một dàn ý :
- Mở bài : Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
- Thân bài : Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biên câu chuyện.
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết đặc sắc, ý nghĩa).
d. Dựa và dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài văn như : sự việc xảy ra, tâm trạng của nhân vật, cảnh thiên nhiên..
II. Luyện tập
Bài tập 1.
a. Chọn nhan đề : “Bạn ấy đã thắng’’.
b. Lập dàn ý :
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật và câu chuyện sẽ kể.
- Nhân vật đó như thế nào ? (ngoan, tốt, chăm học…)
- Giới thiệu sơ lược về những sai lầm mà nhân vật phạm phải (thời gian, nguyên nhân).
- Thân bài : kể chi tiết sự việc
- Ý 1 : Bạn học sinh phạm sai lầm trong “một phút yếu mền’’ (chi tiết sự việc).
- Ý 2 : Quá trình “chiến thắng bản thân’’ của nhân vật (miêu tả cụ thể suy nghĩ, tâm trạng và hành động của nhân vật).
- Ý 3 : Kết quả của sự việc.
- Kết bài : suy nghĩ của người viết, bài học rút ra.
Bài tập 2 : Học sinh nên chọn một đề tài gần gũi với cuộc sống của mình, không nhất thiết phải là một trong những đề tài mà SGK đã gợi ý để lập dàn bài. Như vậy, bài làm sẽ chân thật và sâu sắc hơn.
Cách lập dàn ý đã được hướng dẫn ở trên. Học sinh tự làm, chú ý trật tự sắp xếp các ý để bài văn được logic, chặt chẽ.