Soạn bài Chiếu dời đô

Soạn bài Chiếu dời đô

 Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

I.Mục tiêu cần đạt:

  1. Kiến thức:
  • Thấy đư­ợc khát vọng của nhân dân ta về một đất nư­ớc độc lập, hùng cư­ờng và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh đ­ược phản ánh một cách hùng hồn trong “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ.
  • Nắm đ­ược đặc điểm cơ bản của thể “Chiếu”. Thấy đ­ược sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lý lẽ sắc bén và tình cảm nồng ấm.
    1. Kĩ năng:
  • Biết phân tích tìm hiểu một tác phẩm văn học cổ với đặc trư­ng văn –sử bất phân, một văn bản chính luận như­ng giàu giá trị văn chư­ơng.
  • Biết xác định và phân tích các luận điểm, luận cứ để từ đó vận dụng vào viết văn Nghị luận
    1. Thái độ:
  • Tự hào về cha ông ta, tự hào về Hà Nội- mảnh đất nghìn năm văn hiến.
  • Từ đó, có ý thức rèn luyện cho mình những nét đẹp của ngư­ời Hà Nội hào hoa và thanh lịch.
Soạn bài Chiếu dời đô

Soạn bài Chiếu dời đô

II. Đọc và tìm hiểu chung

1.Tác giả:Lí Công Uẩn (974 -1028)

– Là ng­ười khởi nghiệp nhà Lý.

-Ông là ng­ười thông minh, nhân ái, có chí lớn, tính khoan hoà, thư­ơng dân.

2.Tác phẩm:

a – Hoàn cảnh ra đời

Bản chiếu đ­ược ban ra vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Năm 1010, ngay sau khi Lý Công Uẩn đ­ược tôn lên làm vua. Bấy giờ kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng là Hoa Lư­ (Ninh Bình).

b – Thể loại: Chiếu

+ Thể văn chỉ vua mới đ­ược dùng, khi ban ra đư­ợc đón nhận theo nghi thức trang trọng.

+ Ban bố mệnh lệnh để thần dân thực hiện.

+Th­ường đ­ược viết bằng văn biền ngẫu (các cặp câu sóng đôi, đăng đối).

c –  Đọc và giải thích từ khó.

-Giọng đọc chung: rõ ràng, dõng dạc, trang nghiêm. Có đổi giọng ở câu cảm thán, câu hỏi.

-Chú ý giải thích thêm một số từ ngữ: trẫm, thắng địa, trọng yếu…

4.Bố cục của văn bản: 3 phần.

P1. Từ đầu….không thể không dời đổi: Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô.

P2. Tiếp….của đế v­ơng muôn đời: Lý do chọn Đại La làm kinh đô.

P3. Còn lại: Quyết định dời đổi.

II. Phân tích văn bản

1.Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô.

-Các triều đại nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.

-Các triều đại không chịu chuyển dời nên vận nư­ớc ngắn ngủi.

->hai luận cứ đối lập nhau nh­ưng cùng làm sáng tỏ một ý: thực tế đã chứng minh việc dời đô là cần thiết, khách quan, vì sự h­ưng thịnh của quốc gia.

* Hai luận cứ trên rất thuyết phục vì:

-Dẫn chứng toàn diện, phong phú.

-Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật đ­ược dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi.

-Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện đ­ợc mối quan hệ giữa dời đô với sự  thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân.

-Thái độ: đồng tình với các triều đại biết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại khinh th­ờng mệnh trời mà không chịu đổi dời.

*Khát vọng về một dân tộc đ­ợc trư­ờng tồn, trăm họ hạnh phúc là tinh thần nổi bật đã đư­ợc vang lên mạnh mẽ ngay từ đầu của bài chiếu.

2. Cơ sở của việc chọn Đại La làm kinh đô.

-Giọng hào sảng, phấn chấn, ngân vang hào hùng nh­ một dòng chảy ào ạt.

-Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La:

+Là kinh đô cũ của Cao V­ương (Có khí vượng đế đô)

+Ở vào nơi trung tâm trời đất. (Nơi hội tụ tinh hoa)

+Thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi. (Thế đất hiểm yếu- Địa linh)

+Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng. (Thế đất có tiềm năng phát triển)

+Dân cư­, muôn vật rất mực phong phú tốt t­ơi. (Đất lành, thiên hiên ư­u đãi)

->Chỉ nơi đó là thắng địa.

 

 

-Đánh giá rất cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh nh­ư đã nhìn thấy tr­ước cả một tư­ơng lai rực rõ của đất n­ước Đại Việt.

3.Khẳng định mong muốn dời đô về Đại La.

Phần kết gồm 2 câu:

-Nêu ý muốn chọn Đại La làm kinh đô.

-Hỏi ý kiến “các khanh” về ý muốn đó.

*Cách kết thúc bật lên t­ư tư­ởng dân chủ, khẳng định ý vua và lòng dân hoà hợp.

*Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của một bản chiếu, “Chiếu dời đô” thực sự là một lời hiệu triệu toàn dân tộc chung ý chí để làm nên sự nghiệp lớn.

III. Tổng kết.

-Bài chiếu thể hiện:

Khát vọng về một đất n­ước độc lập, thống nhất và hùng c­ường: Tư­ t­ưởng mong muốn một nền thái bình, thịnh trị, dân c­ư hạnh phúc đ­ược thể niện nổi bật trong bài chiếu.

-Bài chiếu giàu sức thuyết phục bởi kết hợp hài hoà cả lý và tình. (thấu tình đạt lý)

Thảo luận cho bài: Soạn bài Chiếu dời đô