Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương của Huy Cận

Đề bài: Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương của Huy Cận
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Huy Cận (1919 -2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận
–    Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới
–    Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân
–    Quê làng Ân Phú huyện Lương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
–    Hồi nhỏ ông học ở quê sau đó rời vào Huế học, sau đó là ra hà Nội học tại trường Cao đẳng canh nông
–    Từ năm 1942 ông tham gia cách mạng
–    Sự nghiệp:
•    Trước cách mạng tháng Tám: lửa thiêng, kinh cầu tự, vũ trụ ca. Thơ thời kì này mang một nỗi niềm u uất người ta gọi là nỗi sầu vạn kỉ
•    Sau cách mạng tháng Tám: trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa, bài thơ cuộc đời, hai bàn tay em, những năm sáu mươi… phong cách nghệ thuật thời kì này của Huy Cận mang niềm vui phấn khởi và tươi mới hơn thời kì trước. Đó là niềm vui khi cách mạng thành công
2.    Tác phẩm
a.    Hoàn cảnh sáng tác

–    Nhà thơ Huy Cận trọng một lần đến thăm chùa Tây phương, nhìn ngắm các bức tượng Phật, khi về nhà thơ trăn trở về chốn Phật bình yên ấy nên đã sáng tác bài thơ này như tỏ sự biết ơn đến cội nguồn, hướng đến Phật
b.    Bố cục: 2 phần:
–    Phần 1: 8 khổ thơ đầu: nhà thơ tập trung nói đến những nét mặt của các vị Phật và cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
–    Phần 2: còn lại: mang tính triết lý nhân sinh: giữa quá khứ hiện tại và tương lai.

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    8 khổ thơ đầu
a.    Những nét mặt của các vị tượng Phật

–    Khổ thơ đầu nhà thơ giới thiệu về việc mình được đến chùa Tây Phương, nhưng chuyến đi ấy để cho nhà thơ rất nhiều vấn vương bởi vì đây vốn là chốn từ bi mà sao các Phật lại mang những nét  mặt đau thương đến thế
–    Đầu tiên là một vị Phật gầy gò như bị thiêu sống, tròm mắt thì sâu lại nhìn đau khổ vô cùng
–    Một vị thì có khuôn mặt như suy nghĩ bao kiếp luân hồi, những hình nảh như thể hiện được sự đấu tranh  giữa cái thiện và cái ác với hình ảnh gân máu sôi, mắt giương, mày nhíu xệch, môi cong chua chát
–    Có một vị lại trông như thai non, ngồi xếp co lại, nhưng cái tai lại to rộng ngang đùi, nghe đủ chuyện bốn phương

->  Có thể nói tượng Phật ở đây mỗi vị một nét mặt những nó đều thể hiện được những kiếp người ở trần tục, những nhân sinh thế thái
b.    Cuộc họp trăm vật vã
–    Khi tập hợp lại những nét mặt ấy nó lại mang đến cho ta những ý nghĩa khát quát rất lớn
–    Số phận của những kiếp người đã thành số phận của cha ông trăn trở băn khoăn
–    Đây là nỗi đau thương của dân tộc trong đêm trường dạ tối tăm của quá khứ  qua hình ảnh các nước tượng phật cha ông ta đã gửi gắm niềm khát khao vươn tới hạnh phúc và tự do
–    Thực ra những nỗi đau trần thế ấy như đang nghẽn lại, chưa giải thoát được nên nó trào lên đến cực điểm và “cứ thế mà đông cứng lại ở giữa chừng trời”, hằn ghi lại trong từng thớ gỗ
->    Tóm lại qua tám khổ thơ đầu nhà thơ muốn gửi đến chúng ta những tâm sự trăn trở về cuộc đời về những kiếp người. Và phải chăng đó cũng là những mối trăn trở của cha ông bao nhiêu đời nay.

soan bai cac vi la han chua tay phuong cua huy can

2.    Những ý nghĩa triết lí nhân sinh về cuộc đời
–    Nhà thơ hỏi vu vơ những người thợ gỗ ngày xưa ấy có phải được Phật kể cho nghe những chuyện đời mà tạc thành ra như thế hay là đó chính là ông cha ta bằng xương bằng máu hóa tượng đến bây giờ
–    Có thể thây thời đại mà ông cha ta trải qua là một thời đại với những kiếp người lầm than đau khổ
–    Còn hiện này chúng ta đang sống những ngày tháng đẹp nhất, xua tan đi những niềm đau xưa của cha ông, xua tan cả những trăn trở về cuộc sống vì ta đang sống trong một xã hội nhân đạo
->    Những khổ thơ cuối bài thể hiện một ý nghĩa triết lí và mang tính chính luận sâu sắc
III.    Tổng kết
–    Huy Cân đã thành công khi viết bài thơ này, một phần nhà thơ nói lên được những vẻ mặt của những vị Phật trong chùa Tây phương măt khác nhà thơ nói lên được những ý nghĩa triết lí nhân sinh cao cả

Thảo luận cho bài: Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương của Huy Cận