Soạn bài bếp lửa của Bằng Việt
Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
a. Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu thương tha thiết mà bà đã giành cho cháu trong những ngày gian khổ.
b. Bài thơ có bố cục bốn phần:
- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Bốn khổ thơ tiếp theo (từ Lên bốn tuổi đến Chứa niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
- Hai khổ thơ tiếp theo (từ Lận đận đời bà đến thiêng liên – bếp lửa): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Cháu đã trưởng thành, đã đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
Soạn bài bếp lửa
Câu 2. Trong hồi tưởng của người cháu biết bao kỷ niệm thân thương đã được gợi lại:
- Năm lên bón tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn ám ảnh cháu.
- Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu.
- Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương.
Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.
Soạn bài bếp lửa
Câu 3. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gấn liền với hình ảnh bà. Hình ảnh bếp lửa nhắc đi nhắc lại đến mười lần. Hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh bà. Sự tần tảo, hy sinh của bà đã trở thành thói quen, hình ảnh ấy khắc ghi trong lòng cháu:
“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Bà là người nhóm lửa. Ngọn lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui, sưởi ấm lòng cháu. Đứa cháu năm xưa đã lớn khôn, đã tung cánh bay xa tới những chân trời rộng lớn “Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả” nhưng vẫn không thể quên ngọn lửa của lòng bà. Người lửa lòng đã trở thành kỷ niệm, thành niềm tin thiêng liêng kỳ diệu, nâng bước cháu suốt chặng đường dài.
Câu 4. Hình ảnh bếp lửa gắn với bà mỗi sớm mỗi chiều, trở thành hình ảnh ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa:
“Rồi sớm mỗi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Giờ đây bếp lửa bà nhóm không phải chỉ bằng lá khô bà quét, rơm tạ bà gom, không phải chỉ bằng nhiên liệu mà nó còn được nhóm bằng ngọn lửa của chính lòng bà, ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương và của lòng tin mãnh liệt. Từ hình ảnh bếp lửa trong đời thường đã trở thành ngọn lửa mang ý nghĩa khái quát. Như vậy, bà không phải chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa lòng cho thế hệ nối tiếp. Hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy yêu thương hiện lên lấp lánh ánh sáng kỳ diệu trong suốt bài thơ. Cái hay của bài thơ còn ở chỗ đó.
Soạn bài bếp lửa
Câu 5. Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lức nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.
Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.