Phân tích truyện Tấm Cám

Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ( Mẫu 2 )

Bài làm

I – NHỮNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ

1. Tri thức về thể loại

Truyện cổ tích được chia làm ba loại chính : Truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Truyện cổ tích thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Truyện Tấm Cám thuộc tiểu loại cổ tích thần kì.

Truyện cổ tích thần kì ra đời từ giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ, phát triển mạnh trong xã hội có giai cấp, nên đề tài của truyện cổ tích thần kì chủ yếu hướng đến những vấn đề như:

  • Phản ánh hiện thực xã hội phân chia giai cấp, kể về số phận của những kiểu nhân vật người con riêng, người em, người lao động bất hạnh, người dũng sĩ, người mang lốt, người thông minh, tài giỏi.
  • Phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi thay số phận cho nhũng nhân vật bất hạnh.
  • Nêu những bài học theo quan điểm đạo đức của nhân dân như nghĩa bạn bè, tình chồng vợ, lòng yêu thương con người với bức tranh phản chiếu muôn vàn nỗi éo le, phức tạp trong quan hệ xã hội.
Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

2. Một số điểm cần lưu ý

Là thể loại tự sự dân gian, nên những yếu tố thi pháp cơ bản cần được khảo sát ở truyện cổ tích là hệ thống nhân vật, kết cấu, cốt truyện (típ, môtíp), yếu tố thần kì.

 

Nhân vật chính : Nếu như nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, nhân vật chính của truyền thuyết là các nhân vật lịch sử có tầm vóc lớn lao đối với lịch sử dân tộc hoặc một địa phương nào đó thì nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì là những người lao động bình thường, chịu nhiều bất hạnh, thua thiệt trong cuộc sống. Phân tích truyện cổ tích phải chú ý đến phương pháp so sánh loại hình, nghĩa là đặt truyện hay nhân vật trung tâm trong kiểu truyện hay kiểu nhân vật cùng loại. Nhân vật của truyện cổ tích thần kì gồm một số kiểu sau đây:

  • Kiểu nhân vật người em : Người em trai trong truyện Cây khế, cô em út trong truyện Sọ Dừa,…
  • Kiểu nhân vật người con riêng : Tiêu biểu là Tấm trong Tấm Cám..
  • Kiểu nhân vật người mang “lốt” : Sọ Dừa trong Sọ Dừa, chàng Rắn trong Chàng Rắn, nàng Ốc trong Nàng Ốc, chàng Rùa trong Chàng Rùa,…
  • Kiểu nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh trong Thạch Sanh,…

Một số năm gần đây, việc nghiên cứu truyện cổ tích đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có bước tiến dài. GS. Đinh Gia Khánh đã phân tích một cách công phu truyện Tấm Cám trong công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm cắm”, NXB Văn học, Hà Nội, 1968. Năm 2001, GS. Nguyễn Tấn Đắc xuất bản chuyên luận Truyện kể dân gian đọc bằng típ và môtíp. Chuyên luận này dành một phần lớn dung lượng để nhìn lại truyện Tấm Cám từ bản cổ nhất được lưu giữ đến những bản kể sau này để tìm hiểu, cắt nghĩa những biến đổi trong các chi tiết nghệ thuật. Tác giả so sánh các dị bản kiểu truyện người con riêng trên thế giới với truyện Tấm Cám của dân tộc Việt để tìm những nét tưong đồng và riêng biệt văn hoá giữa các dân tộc.

II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Đặc điểm về nội dung

Tấm Cám thuộc kiểu truyện về nhân vật người con riêng rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích thần kì trên thế giới. Trong thế giới nhân vật cổ tích thì nhân vật người con riêng, người em út, người mồ côi là những nhân vật trung tâm mà sự xuất hiện gắn liền với sự nảy sinh chế độ tư hữu và gia đình cá thể. Xã hội phong kiến phụ quyền với quan niệm “quyền huynh thế phụ” ưu tiên quyền thừa kế tài sản cho người anh cả, người con chung. Những người em út, người con riêng, người mồ côi trở thành đối tượng chịu nhiều thua thiệt, bất hạnh nhất. Mâu thuẫn, bất công trong xã hội có giai cấp được phản ánh rõ nét trong phạm vi gia đình. Theo GS. Đinh Gia Khánh, kiểu truyện Tấm Cám của dân tộc Việt và các dân tộc trên thế giới đều chứa đựng ít nhất hai chủ đề : Chủ đề thứ nhất là mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng; chủ đề thứ hai là tác dụng của báu vật giúp người hiền tìm ra hạnh phúc. Truyền thuyết mang đậm đặc điểm dân tộc còn truyện cổ tích mang tính quốc tế rõ nét. Nhân vật truyền thuyết do lịch sử tạo ra còn nhân vật truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhân dân để thực hiện chức năng điều hoà xung đột xã hội trong mơ ước. Chính vì thế nhân vật và các chi tiết nghệ thuật mang tính lặp lại, nhân vật được xây dựng trở thành những kiểu mẫu quen thuộc.

2. Bô cục của truyện Tấm Cám

Truyện Tấm Cám có hai phần ứng với hai đoạn đời của nhân vật Tấm, cũng là hai giai đoạn của cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám mang ý nghĩa biểu trưng cho thiện và ác.

Phần 1 : Về thân phận của Tấm – cô gái mồ côi ngây thơ, hiền dịu phải chịu bao nỗi bất công, đoạ đày của mẹ con người dì ghẻ.

Phần 2 : Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm để giành lại sự sống và hạnh phúc.

a) Tấm – người con riêng bất hạnh phải chịu đựng bao nỗi bất công, đoạ đày của mẹ con người dì ghẻ.

  • Truyện kể về mâu thuẫn xảy ra trong gia đình phụ quyền thời cổ. Tấm đại diện cho loại nhân vật mồ côi (Tấm là cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ) chăm chỉ, hiền lành. Mẹ con người dì ghẻ là hiện thân của cái ác. Tấm chịu sự bất công ngay dưới mái nhà của mình, làm quần quật cả ngày không hết việc, còn Cám được mẹ nuông chiều.
  • Chi tiết cái yếm đỏ : vốn chăm chỉ lại được người dì ghẻ treo giải thưởng cái yếm đỏ, Tấm bắt được đầy giỏ -> bị Cám lừa -> Tấm ngồi bưng mặt khóc hu hu -> Bụt hiện lên giúp Tấm.
  • Chi tiết con cá bống : Nếu như cái yếm đỏ – vật trang sức có giá trị nhỏ bé, bình dị mà cũng là niềm mơ ước không thành của cô gái mồ côi thì con cá bống, con vật hiền lành, người bạn mới, noi nương tựa tình cảm duy nhất của Tấm cũng bị kẻ ác rình mò giết hại. Hình tượng cục máu nổi lên mặt nươc nói về nỗi oan khuất, nỗi hận thù -> Tấm oà khóc Bụt lại hiện lên.
  • Người dì ghẻ ghen ghét và độc ác không muốn cho Tấm đi trẩy hội, trộn thóc vói gạo bắt Tấm nhặt -> Tấm ngồi khóc một mình -> Bụt lại hiện lên cho đàn chim sẻ giúp Tấm.

Tấm không có quần áo đẹp đi hội, Bụt bảo đào bốn lọ đựng xưong cá bống chôn ở chân giường. Xương cá bống biến thành quần áo đẹp, ngựa, giày.

  • Tấm qua chỗ lội, rơi một chiếc giày xuống nước -> Tấm thử vừa giày -> được làm hoàng hậu. Ở đây ta thấy môtíp “vật báu đem lại hạnh phúc cho nhân vật thiện”. Khép lại phần 1 của câu chuyện.

b) Tấm đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc

– Kết cấu của truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số truyện cổ tích các dân tộc ở Đông Nam Á cơ bản có nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có nhiều nét khác với cốt truyện Cô Lọ Lem ở châu Âu. Nếu như truyện Cô Lọ Lem của Pháp và một số nước thuộc châu Âu kết thúc khi Lọ Lem được kết hôn với hoàng tử nhờ đôi hài xinh xắn (Tương đồng giữa các cốt kể này ở nhân vật người con riêng với hai mồtíp chính : môtíp mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng và môtíp vật báu đem lại hạnh phúc), thì phần sau của kết cấu truyện Tấm Cám của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có đặc điểm khác giúp cho việc thể hiện nét độc đáo trong chủ đề tác phẩm. Mẹ con người dì ghẻ trong truyện cổ tích châu Âu chỉ thể hiện sự ghen ghét, xấu xa của mình ở những hành động tranh công, lừa dối chứ chưa đến mức tiêu diệt sự sống của người con riêng như trong truyện Tấm Cám. Cho nên khi Lọ Lem được đổi thay số phận, trở thành hoàng hậu thì mẹ con người dì ghẻ xấu hổ, hoảng sợ mà trốn biệt, không còn ai gặp lại nữa. Trong truyện Tấm Cám, mẹ con người dì ghẻ đã không chỉ ghen tị, độc ác thông thường mà còn tiến sâu đến tột cùng tội ác là giết hại Tấm hết lần này đến lần khác. Tấm tuy đã là hoàng hậu nhưng vẫn là một cô gái hiếu thảo, trèo lên cây hái cau để giỗ cha. Người dì ghẻ chặt cây cau, Tấm ngã xuống ao chết đuối – Cái ác đã huỷ diệt cái thiện. Mâu thuẫn đã trở nên một mất một còn. GS. Đinh Gia Khánh đã có một nhận xét thật chí lí và sâu sắc : “Thật kì lạ khi thể xác của cô Tấm bị giết hại thì ý thức của cô thức tỉnh. Dường như có một cô Tấm khác sống dậy không phải để bưng mặt khóc, để bị lừa dối mà tỉnh táo nhận diện, vạch mặt kẻ thù, để tìm lại hạnh phúc đã mất và tự tay trả thù”. Hay : “Mỗi lần bị quật ngã là một lần cô Tấm đứng phắt dậy. Mỗi lần bị giết là một lần cô sống lại không phải là để chịu khổ như thuyết luân hồi quan niệm mà là để đấu tranh […]. Cái đẹp nổi bật nhất của cô là ở tinh thần đấu tranh kiên cường […]. Cô gái ngây thơ đó khi cần thì đã biết căm thù, cô gái dịu hiền đó, khi cần thì đã biết đấu tranh”.

Khi khai thác truyện Tấm Cám, cần chú ý đến những lời vần vè mà nhân dân rất thích thú khi vạch mặt Cám : “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ ; phơi bờ rào, rách áo chồng tao.” ; hay :

Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.

Nếu ở kết cấu phần trước, mỗi khi bị lừa dối, bị khổ đau, cô Tấm hiền lành thụ động chỉ biết bưng mặt khóc, mỗi lần ấy lại có Bụt (yếu tố thần kì) xuất hiện đúng lúc giúp cô thì ở phần sau, cô Tấm chủ động, kiên cường biến hoá từ kiếp này sang kiếp khác, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù. Ở đây quan niệm luân hồi của đạo Phật (thuyết luân hồi của đạo Phật cho ràng luân hồi là vòng quay của bánh xe, con người ta sống là gửi, thác là về, cuộc sống lăn theo vòng quay từ kiếp này sang kiếp khác) chỉ là cái vỏ hình thức để cho nhân dân thể hiện triết lí dân gian khoẻ khoắn, lành mạnh của mình. Truyện Tấm Cám thể hiện thái độ cúa nhân dân bênh vực người bất hạnh và là bài ca cố vũ tinh thần đấu tranh giành lại hạnh phúc và trừng phạt cái ác.

– Vân đề trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám :

Ở đây có vấn đề cần chú ý là chi tiết trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám. Đây là vấn đề gây nên nhiều ý kiến tranh luận. Nhân dân rất hỉ hả với các kết thúc “ác giả ác báo” như vốn có trong truyện, điều quan trọng là nó chứng minh cho triết lí nhân sinh của nhân dân (Có thể thấy cách kết thúc này có mặt trong hầu hết các dị bản truyện Tấm Cám ở Việt Nam và như một số nhà nghiên cứu đã nhận xét : cách trừng phạt ấy không mấy xa lạ với những hình phạt tàn khốc thời trung cổ). Song ngày nay, để đảm bảo tính giáo dục thẩm mĩ, nên chăng tán thành cách thay đổi hình thức trừng phạt đối với mẹ con Cám ở phần cuối tác phẩm : “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy củng lăn đùng ra chết”.

Rõ ràng khảo sát kết cấu hai phần trong truyện Tấm Cám khi đối sánh với kết cấu kiểu truyện này ở một số dân tộc khác ở châu Âu cho ta thấy nét tưong đồng và dị biệt trong các truyện cổ tích. So sánh một số môtíp khác trong các dị bản, ta có thể nhận diện tính chất quốc tế và đặc điểm dân tộc trong truyện cổ tích. Cùng môtíp xảo quyệt, ác độc của người dì ghẻ, truyện cổ tích dân tộc Việt kể là người dì ghẻ “lấy một đấu gạo trộn lẫn vớí một đấu thóc” và bắt Tấm ở nhà nhặt thóc gạo riêng ra. Tấm bị lừa đi chăn trâu đồng xa, truyện cổ tích một số dân tộc khác cũng có các môtíp ấy nhưng biểu hiện khác trong việc lựa chọn không gian hay đồ vật. Nàng Kang-tóc (truyện Cam-pu-chia) thì nuôi con cá lóc chứ không phải con cá bống, Lọ Lem bị bắt đi lấy nước trong rừng tối,… Truyện cổ tích có một số lượng tip và môtíp có hạn nhưng những biến thể của các môtíp ấy lại là vô hạn, chính vì thế, các dân tộc không ngừng sáng tạo ra những truyện cổ tích của dân tộc mình. Đôi hài kì lạ là môtíp vật giao duyên không thể thiếu trong kiểu truyện người con riêng ở châu Âu có chức năng nhận biết duy nhất một người thì ở truyện cổ tích Tấm Cám của dân tộc Việt còn có môtíp miếng trầu giao duyên, dấu hiệu nhận lại. Cái yếm đỏ, con cá bống, cây xoan đào, cây thị bên đường, lễ hội, bà hàng nước,… là những chi tiết đậm nét dân tộc.

– Yếu tố thần kì trong truyện :

Yếu tố thần kì được biểu hiện phong phú, đậm nét trong truyện Tấm Cám. Ở đây nhân vật thần kì là ông Bụt hiền hậu, nhân từ, là cá bống, gà, chim sẻ luôn có mặt đúng lúc để giúp Tấm lúc khó khăn ; là vật nhiệm màu như đôi hài, xương cá chôn trong lọ dưới chân giường biến thành quần áo đẹp, ngựa hồng,… ; là sự biến ảo của Tấm từ kiếp nay .pang kiếp khác. Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích có nét khác với yếu tố thần kì trong thần thoại. Thần thoại là sáng tác nghệ thuật “không tự giác” nên yếu tố thần kì trong thần thoại là biểu hiện của tín ngưởng nguyên thuỷ, là cái mà người xưa “tin”, còn yếu tố thần kì của truyện cổ tích là phưong tiện nghệ thuật được sử dụng một cách có ý thức để nhân dân thực hiện ước mơ đổi thay số phận cho những nhân vật bất hạnh. Đồng thời yếu tố thần kì tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn tuyệt vời của truyện cổ tích, đặc biệt đối với trẻ em. Không gian làng quê gần gũi, bình dị kết hợp với không gian kì ảo tạo thành thế giới cổ tích hết sức đặc trưng trong truyện cổ tích mà truyện Tấm Cám là một ví dụ tiêu biểu.

3. Đặc điểm về nghệ thuật

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật trong truyện cổ tích mang tính khái quát cao, biểu trung cho một loại người trong xã hội chứ không mang tính cá biệt. Ví dụ : Tấm biểu trung cho cái thiện, mẹ con Cám biểu trưng cho cái ác. Tất cả những điều đó không phải qua thuyết minh của ngôn ngữ người kể chuyện, cũng không qua việc miêu tả tâm lí và ngoại hình nhân vật (Truyện cổ tích không chú trọng miêu tả tâm lí và ngoại hình nhân vật) mà tính cách nhân vật phải biểu hiện qua hành động. Nhân vật truyện cổ tích là nhân vật chức năng, vừa là nhân vật hành động vừa là công cụ để nhân dân thực hiện ước mơ công lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
  • Cốt truyện đa tình tiết, phát triển hợp lí. Kết cấu hai phần sáng rõ, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề. Ví dụ : Phần đầu Tấm luôn bị động, mỗi lần bị mẹ con dì ghẻ ức hiếp chỉ biết ôm mặt khóc ; phần sau từ khi bị giết, Tấm đã liên tục chủ động đấu tranh. So với một số dị bần kiểu truyện người con riêng ở một số nước sẽ thấy rõ tính chất phong phú về tình tiết, tính dân tộc và tính quốc tế của truyện Tấm Cám.
  • Yếu tố thần kì được sử dụng đậm nét, nhân vật thần kì, vật nhiệm màu, sự biến ảo tạo sức hấp dẫn đặc biệt về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám.
  • Chất cổ tích đậm nét qua lối kể chuyện mang tính phiếm chỉ về thời gian, không gian, nhân vật.
  • Những câu vần vè đan xen trong truyện như lòi hát gọi cá bống, tiếng cục ta cục tác của con gà, tiếng hót của chim vàng anh, tiếng kêu của khung cửi là biện pháp nghệ thuật có hiệu quả, khắc sâu ấn tượng cho người nghe và tăng chất thơ cho tác phẩm tự sự dân gian.

Thảo luận cho bài: Phân tích truyện Tấm Cám