Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
Đề bài:
Em hãy viết bài văn phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Bài làm:
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn độc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sông sôi dộng đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước thân yêu.
Suốt cuộc đời cầm bút, nhà văn đã sáng tác hơn chục tập truyện và kí, trong đó có những truyện ngắn gây được ấn tượng lâu đài và sâu đậm. Lặng lè Sa Pa được viết sau chuyên nhà văn đi thực tế ở Sa Pa, một vùng núi cao đẹp nổi tiếng của Hoàng Liên Sơn. Truyện in trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm 1972.
Qua hình ảnh người thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm công hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, tác giả cũng kín đáo gửi gắm vào truyện lời khuyên mọi người hãy thương yêu nhau hơn và sống tốt đẹp hơn.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau : Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã đi thực tế vùng cao. Tình cờ, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ người Hà Nội lên nhận công tác tại Lai Châu. Qua hai ngày, họ đã làm quen với nhau. Khi đến Sa Pa, bác tài cho xe nghỉ để lấy nước, nhân tiện giới thiệu với hoạ sĩ và cô gái nhân vật đặc biệt trên đoạn đường này, để họa sĩ vẽ chân dung.
Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Bốn người gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi, giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa. Chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút nhưng bước đầu họ đã hiểu nhau và hai người khách đã nhận biết được từ anh thanh niên bao điều bổ ích.
Qua các trang viết của Nguyễn Thành Long, tính cách của từng nhân vật đã được thế hiện rồ nét và khắc sâu trong tâm trí người đọc.
Nhân vật chính là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cỏ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Bạn bè của anh toàn là những vật vô tri: máy đo gió, đo nắng,đo mây, đo nhiệt độ… Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vần yêu đời, vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh biết làm chủ, biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng, anh xuống đường, tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện và giúp đỡ họ cho nguôi bớt nỗi cô đơn.
Thái độ nồng nhiệt, hiếu khách của anh đã gây được thiện cảm đối với mọi người ngay từ lúc đầu. Anh biếu bác lái xe gói củ tam thất để mang về cho người vợ mới ốm dậy. Anh mừng rỡ đón quyển sách bác mua hộ. Niềm vui được gặp gờ dào dạt trong lòng anh, bộc lộ qua nét mặt và từng cử chỉ.
Bác lái xe giới thiệu với anh những người khách mới: Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh vui vẻ mời hai người lên nhà anh chơi. Anh chạy ra vườn cắt một bó hoa, rất tự nhiên trao cho cô gái mới quen. Trò chuyện với khách, anh đã nói lên những suy nghĩ chân thành của mình.
Người thanh niên ấy không những đáng yêu ở cách sống mà còn đáng yêu vì những điều anh suy nghĩ và cảm nhận. Ban đầu, lúc mới lên nhận việc, sống một mình tít trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh đã nghĩ ra kế lăn khúc cây ra chặn đường xe đi để được gặp người, được nói chuyện trong giây lát.
Nhưng đến bây giờ, khi bày tỏ quan niệm thế nào là người cô độc, anh lập luận thật sắc sảo. Anh nói với họa sĩ: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Anh tâm sự với cô kĩ sư trẻ: Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà.
Anh giải thích về nỗi nhớ người của mình bằng những lời nói mộc mạc, chân thành: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ?… Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đấy dừng lại một lát. Không phải giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đồ thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác chẳng “thèm” người là gì.
Thực ra, anh thanh niên không phải là loại người đặc biệt, không biêt nhớ người, nhớ nhà, mà là anh cố nén nỗi nhớ da diết ấy để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé với quê hương, đất nước và để xứng đáng với người cha đang đối đầu với giặc Mĩ xâm lược trong chiến trường miền Nam.
Tuy công việc của anh khó khăn, vất vả và rất quan trọng nhưng anh vẫn cảm thấy nó nhỏ bé, bình thường so với công việc của người khác. Chúng ta hãy lắng nghe anh kể về công việc âm thầm của mình: Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác… Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết vù lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
Anh kể về lần nhờ phát hiện ra một đám mây khô mà anh đã góp phần cùng không quân ta hạ được máy bay phản lực của Mĩ. Anh sung sướng nói với ông hoạ sĩ rằng: Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.
Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy cũng rất khiêm tốn. Anh ngượng ngùng khi thấy ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Anh giới thiệu cho ông những người đáng để vẽ hơn mình: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tao ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc. Anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét: Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm… Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm.
Sở dĩ anh có cách suy nghĩ và hành động như thế là vì anh yêu mùa, tự hào về mảnh đất quê hương: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương, đam mê công việc… tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh thanh niên trông coi trạm khí tượng hăng say làm việc và học tập.
Tuy là nhân vật phụ nhưng bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ cũng được tác giả gửi gắm nhiều ý tưởng.
Bác lái xe gắn bó suốt ba mươi năm với con đường khủc khuỷu, gập ghềnh, lắm đèo, nhiều dốc. Ở bác, dường như nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Với hành khách, bác hiểu ý họ và tạo mọi thuận lợi cho khách trong suốt mấy ngày đường vất vả. Người đọc cảm động trước chi tiết: đã thành lệ, chiếc xe của bác chuyến nào cũng dừng lại nửa giờ trên đỉnh núi cao. Những giây phút quý giá ấy vừa để thỏa nguyện vọng gặp người của chàng trai khí tượng trẻ, vừa là dịp để bác gặp gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng. Khi biết người khách ngồi cạnh mình là hoạ sĩ, bác muốn giới thiệu với ông về người bạn trẻ của mình để ông vẽ chân dung. Đúng như hoạ sĩ nhận xét, bác là một tay lái có máu nghệ thuật.
Bác lái xe là hình ảnh của một người lao động bình thường nhưng tấm lòng của bác thật là đáng quý: chan chứa tình yêu thương con người và có tinh thần trách nhiệm cao.
Hoạ sĩ già là nhân vật phụ của câu chuyện nhưng nếu chúng ta đọc kĩ tác phẩm thì sẽ nhận thấy nhân vật này chính là hoá thân của nhà văn. Hoạ sĩ vừa là nhân vật tham gia câu chuyện, vừa là người thay mặt tác giả gửi đến bạn đọc những điều tâm đắc về con người và cuộc sông.
Cũng như các nhân vật khác trong truyện, ông là một hoạ sĩ vô danh. Nhà văn không giới thiệu tên tuổi, chỉ nhắc sơ qua là hoạ sĩ suốt đời theo đuổi nghệ thuật hội hoạ. Trước lúc về hưu, ông còn xin đi thực tế một lần cuối ở Tây Bắc để vẽ, với ước mơ phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích.
Hoạ sĩ già có một khả năng cảm nhận nhạy bén và tinh tế. Trong những giây phút trái tim xao động, ông có thể nhận biết được những âm thanh rất nhỏ của cuộc đời để rồi âm thanh ấy vang vọng mãi trong tâm hồn ông.
Tình cờ, ông ngồi chung xe với cô kĩ sư trẻ người Hà Nội lên Lai Châu công tác. Hai ngày ngồi gần và trò chuyện với cô gái, ông hiếu được nỗi băn khoăn, trăn trở của cô trước lúc lên đường. Cô cũng đã có lần yêu nhưng rồi thôi ngay khi biết mình lầm. Hoạ sĩ an ủi cô bằng những lời chân tình : Đối với một người khát khao trời rộng, sự dứt bỏ tình yêu nhiều khi Lại nhẹ lòng. Lời nói đó làm cho cô gái xúc động. Từ phút đó trở đi, hai người hiểu nhau thêm.
Những lời giới thiệu về chàng trai khí tượng của bác lái xe làm cho hoạ sĩ có cảm tình với anh. Lúc gặp mặt, hoạ sĩ già xức động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.
Ông cùng cô kĩ sư lên thăm nơi anh ở và làm việc. Câu chuyện anh kể làm ông xúc động thực sự. Ông cảm thấy đã bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định cho tăm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. Trước chàng trai trẻ tuổi đáng yêu, ông đã tìm được đề tài và cảm hứng nghệ thuật thúc giục ông phải sáng tạo, phải vẽ.
Hoạ sĩ già vừa nói chuyện với chàng trai, vừa hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối. Ông cảm nhận ngòi bút của ông bất lực khi khắc hoạ tính cách người con trai ấy trên trang giấy, nhưng ông lại cảm thấy trong lồng ngực ông dường như có một quả tim nữa, hay chính là quả tim cũ được “để cao” lên, do đó mà ồng khao khát, mà ông yêu thcni cuộc sống.
Dường như câu chuyện của người thanh niên đã bắt ông suy nghĩ về những cái đã làm và chưa làm được, cái ông dám nghĩ và không dám làm. Ông cho rằng: Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều, suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh. Đó cũng chính là niềm vui, niềm hạnh phúc mà hoạ sĩ già cảm nhân được từ người thanh niên đầy nhiệt huyết.
Cô kĩ sư trẻ từ Hà Nội lên tận Lai Châu, miền núi cao Tây Bắc của Tổ quốc để nhận công tác. Lần đầu tiên ra khỏi Hà Nội, qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cô háo hức. Cô bước vào đời với thái độ thanh thản, tuy trong trái tim còn vương vấn mối tình đầu dang dở, ông hoạ sĩ và cô gái cùng lên thăm chỗ làm việc của chàng trai. Một thoáng gặp nhau, chàng trai rất tự nhiên tặng hoa và cô gái cũng rất tự nhiên nhận hoa. Từ lúc lên xe, ngồi cùng ông họa sĩ, được ông tận tình giúp đỡ, cho đến khi gặp gỡ và nghe những điều chàng trai nói, cô hiểu thêm về cuộc sống âm thầm nhưng tuyệt đẹp của người thanh niên, của những con người như anh qua lời anh kể. Cô suy nghĩ về con đường cô đang đi tới, về công việc mà cô lựa chọn. Những điều đó làm cho cô bâng khuâng, xúc động.
Qua hai nhân vật ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ, tác giả muốn nói với bạn đọc rằng tuy thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng họ đều ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ là những con người nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, luôn hướng thiện, mong muôn làm được những điều tốt đẹp cho cuộc đời.
Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa được tái hiện qua;truyện bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, giàu chất thơ và qua sự rung cảm tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ.
Sa Pa hiện dần lên, mỗi cảnh là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp: … Xe trèo lên núi. Mây hất từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Xe tới đỉnh núi: Nắng bây giờ bát đầu len tới đốt cháy rừng cây, Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục , lăn trẽn các vòm lá ướt sương, rơi xuống, đường cái, luôn cả vào gầm xe.
Cảnh chia tay giừa chàng trai và cô gái trên đỉnh núi vào buổi chiều thật đẹp: Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiều Làm cho bó hoa thèm rực rở và làm cho cô gái thấy mình rực rỡ theo.
Dường như trong mỗi bức tranh tả cảnh, tả người, nhà văn đều gửi gắm tình cảm yêu mến của mình vào đó. Qua Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long không những lôi cuốn người đọc bằng tình tiết, sự kiện, bằng phẩm chất của từng nhân vật mà còn làm cho cảm xúc thẩm mĩ của người đọc dược mở rộng, nâng cao. Những bức tranh phong cảnh được vẽ bằng ngôn ngữ văn học trong sáng thể hiện sự rung cảm tinh nhạy và tài năng của nhà văn.
Cái hay của truyện Lặng lẽ Sa Pa không phải ở cốt truyện li kì, hấp dẫn, không phải ở những nhân vật phi thường mà nó ấn chứa trong ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, trong những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên và con người, tác động mạnh đến cảm xúc người đọc. Thông qua tác phẩm, nhà văn muốn nói với chúng ta: Hãy yêu thương con người và hặy sống tốt đẹp hơn!