Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

 Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về

Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Bài làm

I – NHỮNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Hô-me-rơ, người được mệnh danh là “cha đẻ của thơ ca Hi Lạp”, cũng là người mở đầu lịch sử văn học Hi Lạp. Cho đến nay, Hô-me-rơ vẫn chìm lấp trong các truyền thuyết với chín bản tiểu sử khác nhau và có bảy đến mười một thành bang tranh nhau vinh dự là quê hương ông. Điều này bắt nguồn từ cái tên của Hô-me-rơ. Trong tiếng Hi Lạp, từ Hô-me-rơ đồng âm với Hô-me-rốt (Homeros) có nghĩa là người mù. Một trong các truyền thuyết khẳng định ông là nghệ nhân mù làm nghề hát rong tại Ki-Ốt. Cũng từ đó, tại Ki-Ốt xuất hiện một nhóm ca sĩ hát rong tự xưng là các Hô-me-ri-đơ (Homérides) và họ tự coi là con cháu của Hô-me-rơ. Đội ngũ các Hô-me-ri-đơ ngày càng đông đảo và họ sống bằng nghề hát và kể các thần thoại, truyền thuyết, sử thi tại các thành bang của Hi Lạp.

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về

Câu chuyện sau đây về Hô-me-rơ do Hê-rô-đốt, “cha đẻ của môn lịch sử” kể lại trong Thần hệ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi hơn cả. Theo Hê-rô-đốt, vào khoảng thế kỉ IX – VIII trước Công nguyên, tại Ê-ô-li có đô thị Ku-mơ nổi tiếng trù phú. Ớ đó một thương nhân giàu có không rõ tên họ, đã vui lòng nhận bảo trợ cho một cô gái mồ côi xinh đẹp, tên là Crê-tây-ít. Rồi giữa họ có một mối tình mà thời đại không thừa nhận, bởi lẽ họ có thân phận khác nhau. Để tránh tai tiếng, người thương nhân đó đã đưa cô gái tới xứ sở miếc-nơ, nơi có nhiều lễ hội dân gian thường được tổ chức, bên cạnh dòng sông Mê-lét để ấn cư. Hô-me-rơ là kết quả của mối tình mãnh liệt ấy. Hô-me-rơ chào đòi trong một đêm lễ hội và được đặt tên là Mê-lê-xi-gien – nghĩa là con của dòng sông Mê-lét. Về sau, Crê-tây-ít được nhận vào làm lao công, giúp việc cho một trường học. Thầy giáo Phê-mi-ốt, phụ trách môn thể thao rất quan tâm và đứng ra đỡ đầu cho hai mẹ con. Phê-mi-ốt nhận ra ở chú bé Mê-lê-xi-gien những phẩm chất khác thường. Ông tạo mọi điều kiện giúp cho năng khiếu nghệ thuật của chú bé này phát triển.

Chú bé Mê-lê-xi-gien ngày càng sáng dạ trong học hành và được cảm tình của nhiều người, kể cả các thương nhân lớn, trong đó có Măng-tét. Măng-tét đã dành cho chú bé một tình cảm đặc biệt và tạo cho chú bé cơ hội may mắn để mở rộng học vấn và hiểu biết. Mê-lê-xi-gien được đi nhiều noi cùng Măng-tét, được uống nguồn sữa nghệ thuật dân gian này qua những năm tháng bôn ba. Chuyến du lịch đi tới Tây Ban Nha và I-ta-li-a đã thục sự mang lại cho Mê-lê-xi-gien niềm hứng khỏi đặc biệt, nhưng củng đem lại cho ông không ít điều bất hạnh. Khi về tới đảo I-tác-cơ, ông bị đau mắt nặng và buộc phải ở lại nơi này. Thời gian ở I-tác-cơ, Mê-lê-xi-gien đã được nghe nhiều bản sử thi dân gian liên quan đến truyền thuyết về cuộc chiến thành Tơ-roa và người anh hùng Uy-lít-xơ. Rồi họ lại tiếp tục đi. Chuyến đi này của Mê-lê-xi-gien khá vất vả. Tới đô thành Cô-lô-phôn, ông lâm bệnh trở lại và đôi mắt vốn chưa được chữa khỏi hẳn đã nhiễm bệnh nặng hơn và rồi Mê-lê-xi-gien mù hẳn. Chia tay với những người bạn, mặc dù rất đau đớn song Mê-lê-xi-gien đã quyết chọn con đường riêng của mình. Anh sẽ sống ở Xmiếc-nơ bằng vốn thơ ca của mình, sống bằng con đường nghệ nhân hát rong. Rời Xmiếc-nơ, Mê-lê-xi-gien quyết định trở về Ku-mơ. Trên đường về, ông đã gặp được Ti-ki-ốt, một thợ giày đa cảm, giúp đỡ. Tại Ku-mơ, Mê-lê-xi-gien đã thỉnh cầu hội đồng thành phố trợ giúp, vì ông là một công dân đặc biệt đã mang vinh quang về cho đô thành. Lời thỉnh cầu đó được nêu lên trong đại hội nhân dân và một nhà quý tộc đã phản bác bằng lập luận rằng, thành bang không bắt buộc phải cưu mang nhũng người mù lang thang. Nếu không, thành bang sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Trong ngôn ngữ xứ Ku-mơ, từ mù loà được đọc là Hô-me-rốt. Từ đó về sau, người ta chỉ gọi ông là Hô-me-rơ và quên đi chú bé mang tên dòng sông Mê-lét và chỉ còn nhớ tói đặc điểm mù loà của ông. Hô-me-rốt thành ra Hô-me-rơ bất tử – mù loà trở thành sáng loà rực rở không chỉ của thế giới cổ đại mà của mọi thời đại. Hạnh phúc cũng đến vói Hô-me-rơ : ông cưới vợ và có được hai người con gái. Một trong hai con gái đã qua đời khi bước vào ngưỡng cửa tuổi thành niên, còn người con gái thứ hai lấy một người chồng ở Ki-Ốt. Tương truyền đây là thời kì ông sáng tác Ô-đi-xê. Ông sống trong hào quãng tôn vinh của xứ sở. Ông về Hi Lạp lục địa. Ông đi A-ten-nê, đi Xa-mốt, rồi đến đảo I-ốt. Ông lâm bệnh nặng và qua đời trên hòn đảo này. Nơi ông yên nghỉ là bãi cát trên hòn đảo I-ốt ngàn đời sóng vỗ…

Người ta cũng không biết chính xác thòi điểm ra đời của các sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, và chỉ ước đoán chúng được ra đời vào khoảng cuối thế kỉ IX – đầu thế kỉ VIII trước Công nguyên. Đến thế kỉ V trước Công nguyên, vào giai đoạn toàn thịnh của nhà nước dân chủ chủ nô A-ten-nê, các sử thi này được ghi chép, biên tập lại, được đem vào giảng dạy trong các trường học của Hi Lạp lúc bấy giờ, trở thành những cuốn sách giáo khoa đầu tiên trên thế giới.

2. Tri thức văn hoá

Hi Lạp là một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại và được coi là cội nguồn của châu Âu hiện đại. Văn hoá Hi Lạp phát triển rực rỡ với đặc trưng là tính chất thương nghiệp đã đặt nền móng cho kiểu loại tư duy lí tính, cho xu hướng phát triển thiên về khám phá kĩ thuật và chinh phục tự nhiên của châu Âu sau này.

Sử thi Ô-đi-xê phản ánh thời kì đặc biệt trong lịch sử Hi Lạp, thời kì mà các sử gia gọi là “thời kì Hô-me-rơ”, đó là các thế kỉ XII – XI trước Công nguyên, thời kì tộc người Đô-riêng từ phía bắc tràn xuống phía nam, đánh chiếm và tàn phá các thành bang của các tộc người Hi Lạp khác định cư ở đây, để rồi sau đó tộc người Đô-riêng bị đồng hoá trở lại, trở thành một cư dân mói trên đất nước này.

Sử thi Ô-đi-xê phản ánh trung thực bối cảnh xã hội đó qua bức tranh toàn cảnh rộng lớn mà ở đó ta có thể thấy được những phong tục tập quán, các sinh hoạt lễ hội, nhiều quan niệm sống và lí tưởng cộng đồng… của con người Hi Lạp trong buổi bình minh của lịch sử. Ta cũng thấy được các thành tựu mà họ đạt được trong quá trình khám phá và chinh phục thiên nhiên, như kĩ thuật đóng thuyền và kinh nghiệm đi biển, việc sản xuất và buôn bán rượu nho, việc trồng trọt và chăn nuôi cũng như việc chế tác các sản phẩm bằng kim loại. Đồng thời các phẩm chất nghệ sĩ, sở thích giao tiếp, sự ham hiểu biết và đức tính dũng cảm, giàu nghị lực dám đương đầu với mọi thử thách khắc nghiệt nhất của con người Hi Lạp cũng được thể hiện khá rõ nét ở những sử thi này. Thế giới của con người Hi Lạp được miêu tả trong sử thi của Hô-me-rơ là thế giới đa thần, ở đó con người tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, yêu đời và luôn có niềm tin vào chính bản thân mình. Các bước đi của lịch sử tiến hoá như trình độ tổ chức xã hội, tổ chức gia đình, cũng được tái hiện thông qua hệ thống hình tượng sử thi thấm đẫm màu sắc thần linh chủ nghĩa với những bức tranh kì ảo hoành tráng đầy chất thơ.

3. Tri thức về thể loại

Sử thi là loại hình văn học kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi bình minh của lịch sử loài người. Sử thi Hi Lạp với đỉnh cao là I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me-rơ là thành tựu quan trọng của nền văn học cổ đại Hi Lạp. Sử thi gắn liền với thời kì chuyển giao lịch sử, thời kì bước ngoặt của nhân loại chia tay với quá khứ dã man để bước vào thời đại văn minh. Sử thi tái hiện các biến cố lịch sử mang tính đột biến trọng đại ấy. Từ đó, sử thi trở thành bài thơ lịch sử, trở thành tác phẩm tự sự bằng thơ kể lại quá trình hình thành của đất nước, của dân tộc, của cộng đồng. Đề tài của sử thi là các quan hệ thị tộc, các cuộc chiến tranh bộ lạc. Sử thi tái hiện các cuộc chiến tranh giành giật đất đai hoặc tranh chiếm người đẹp – cuộc chiến tranh giành phụ nữ – vốn rất phổ biến trong thời cổ đại. Khi phản ánh các sự kiện, biến cố ấy, sử thi, qua các hình tượng mà nó xây dựng được, tạo ra khả năng khái quát cao các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống thời xa xưa. Đồng thời khi phản ánh các biến cố trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc ấy, sử thi trở thành tiếng nói đặc biệt của cộng đồng. Sử thi miêu tả và đánh giá hiện thực trên lập trường của cộng đồng, của dân tộc. Sử thi ca ngợi tinh thần đấu tranh cho công lí, cho lọi ích toàn dân, lợi ích tập thể. Cuộc đời của các cá nhân, của mỗi thành viên trong cộng đồng chỉ thực sự có ý nghĩa khi cá nhân gắn mình với tập thể, khi cá nhân biết hi sinh vì lợi ích của cộng đồng. Sử thi chịu ảnh hưởng của thế giới quan thần linh chủ nghĩa. Bức tranh sử thi tạo dựng thường mang tính hoành tráng, kì vĩ với các yếu tố hoang đường, kì ảo, với sự xuất hiện của các vị thần, của thế giói quỷ sứ… Sử thi miêu tả các sự kiện vốn đã thuộc về một “quá khứ tuyệt đối”. Do vậy, giọng điệu của sử thi thường hùng tráng, trang nghiêm tạo ra không khí lễ hội, nhằm tôn vinh các anh hùng của quá khứ, của lịch sử dân tộc. Sử thi củng sử dụng các hình thức ước lệ, các định ngữ,… để nhấn mạnh, để tạo ra sự lặp lại nhằm mục đích khắc sâu vào trí nhớ người nghe, bởi lẽ, thời đại mà sử thi ra đời thì chữ viết chưa phát triển. Sử thi của Hô-me-rơ đạt trình độ mẫu mực, hoàn thiện, phản ánh thời kì ấu thơ đẹp đẽ của nhân loại, ở đó nhân loại đã đạt được bước tiến quan trọng nhất, và là thòi kì một đi không trở lại khi nhân loại vĩnh viễn chia tay với quá khứ thị tộc, bộ lạc.

Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường.

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi bàn về Đẻ đất đẻ nước đã nhấn mạnh các đặc điểm của thể loại sử thi: “Đẻ đất đẻ nước có đủ bốn yếu tố bắt buộc của một sử thi : Thứ nhất, đó là một tác phẩm tự sự. Nó kể lại sự ra đời của đất nước Mường, dân tộc Mường. Thứ hai, đó là một tác phẩm mang tính lịch sử, vì đây là một thí nghiệm giải thích bằng lịch sử, không những sự hình thành của tộc người Mường, mà cả những thành tựu văn hoá : làm nhà, kiếm lửa, trồng lúa, sự phân chia trong nội bộ tộc người Mường, quá trình lao động sản xuất. Thứ ba, đó là một tác phẩm mang tính nhân dân sâu đậm, bởi vì nó phổ biến khắp mọi nơi người Mường sinh sống. Nó trở thành một yếu tố thân thiết của đời sống, đến mức nó trở thành khúc hát đưa linh hồn của người chết trở về cội nguồn của tổ tiên. Thứ tư, đó là một tác phẩm kì vĩ, từ đầu đến cuối nó nói lên mối quan hệ qua lại giữa thế giới trần gian với thế giói thần linh”.

II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Đặc điểm về nội dung

Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca XVIII của tác phẩm sử thi Ô-đi-xê. Đoạn trích kể lại cuộc tái ngộ giữa vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách. Cuộc tái ngộ đầy niềm vui và hạnh phúc nhưng cũng phải trải qua thử thách gay go.

a) Những khái niệm cần chú ý

Ngoài khái niệm sử thi như đã trình bày ở trên, trong đoạn trích này cần chú ý các thuật ngữ: nhủ mẫu và thần.

  • Nhủ mẫu : người đàn bà đi ở trong xã hội cũ, nuôi con chủ bằng sữa của mình (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2002). Ơ-ri-clê là nhũ mẫu của Uy-lít-xơ, bà đã gắn bó với gia đình này từ lâu, có được một vị trí và sự tin cậy của chủ nhân. Tiếng nói của bà được tôn trọng trong gia đình.
  • Thần : Trong quan niệm của người Hi Lạp, thần không phải là đấng linh thiêng như quan niệm của tôn giáo sau này mà chỉ đơn thuần là những người có sức mạnh đặc biệt, có năng lực trí tuệ để phân biệt chính – tà, sẵn sàng hành động tiêu diệt cái ác, bảo vệ và bênh vực cái thiện. Thần và người cùng song song tồn tại. Những người có khả năng đặc biệt và sức khoẻ phi thường cũng được so sánh với thần bằng mệnh đề quen thuộc trong đời sống xã hội Hi Lạp cổ đại: “những con người sánh tựa thần linh”.

b) Nhân vật

Đoạn trích có bốn nhân vật được đặt trong quan hệ đối thoại với nhau phù hợp với sự phân chia của đoạn trích.

  • Nhân vật Pê-nê-lốp : vợ của Uy-lít-xơ, là chủ nhân của ngôi nhà, là mẹ Tê-lê-mác. Pê-nê-lốp là biểu tượng của người vợ thuỷ chung (gắn liền với câu chuyện về tấm thảm Pê-nê-lốp), đồng thời cũng là biểu hiện của năng lực trí tuệ. Bà ý thức sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ của người vợ, trách nhiệm và nghĩa vụ của người chủ ngôi nhà và cũng có niềm vui được giấu kín khi bọn cầu hôn đã bị đánh đuổi.
  • Nhân vật nhũ mẫu Ơ-ri-clê : biểu tượng của gia nô trung thành, luôn luôn gắn bó và biết bảo vệ quyền lợi của chủ trong mọi hoàn cảnh. Bà cũng thể hiện niềm vui sướng tột độ trước sự trở về của chủ nhân và. sự chiến thắng bọn cầu hôn.
  • Nhân vật Tê-lê-mác : con trai của Ưy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, đang ở độ tuổi hai mươi ba, bồng bột vói niềm vui trước việc trở về của người cha sau hai mươi năm xa cách Và việc chiến thắng bọn cầu hôn.
  • Nhân vật Uy-lít-xơ: là biểu tượng của sức mạnh trí tuệ của người Hi Lạp, đồng thời cũng bộc lộ phẩm chất nhẫn nại, kiên trì của một người tùng trải. Uy-lít-xơ có niềm vui chiến thắng song cũng là người biết lo xa, biết lường trước mọi việc.

Niềm vui đoàn tụ là tâm trạng chung của các nhân vật này, song cách thể hiện niềm vui đó khác nhau. Đối với Ơ-ri-clê và Tê-lê-mác thì niềm vui đó được bộc lộ ra bên ngoài bàng sự sung sướng hân hoan, còn đối với Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, niềm vui đó được dồn nén lại và chỉ bộc lộ ra ở thời điểm cuối cùng, tạo nên đỉnh điểm của niềm vui gặp gỡ.

c) Tác giả

Hô-me-rơ ở đoạn trích này đóng vai trò là người kể chuyện, với lối kể từ tốn, rành mạch, theo tuần tự thời gian. Cách kể khách quan, trung thực và tỉ mỉ trong từng động tác, trong từng biểu hiện. Thái độ của tác giả thể hiện qua những lời bình luận trữ tình hay cách miêu tả trạng thái nhân vật.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

a) Kết cấu của đoạn trích

Đoạn trích có kết cấu hai phần :

  • Phần 1 (từ đầu đến “kém gan dạ”) : Câu chuyện tập trung xung quanh việc thúc giục Pê-nê-lốp nhận mặt Uy-lít-xơ. Nhân vật trung tâm của phần này là Pê-nê-lốp.
  • Phần 2 (phần còn lại) : Các đối thoại chỉ diễn ra giữa Pê-nê-lốp và ưy-lít-xơ, các nhân vật khác đã lùi vào hậu cảnh.

Trong phần 2, nhân vật Pê-nê-lốp vẫn là nhân vật trung tâm và là nguời đưa ra sự thử thách, còn Uy-lít-xơ là người bị thử thách, vấn đề được đưa ra để thử thách ở đây không đơn thuần về mặt thể chất mà là vấn đề thuộc về trí tuệ. Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp hiện ra từ góc độ trí tuệ cũng sánh ngang với khả năng trí tuệ của Ưy-lít-xơ. vẻ đẹp của các nhân vật cũng được thể hiện khác nhau.

Đối với Pê-nê-lốp, vẻ đẹp hiện ra qua sự thấu hiểu hoàn cảnh, thấu hiểu sự đối đầu nguy hiểm : một mình Uy-lít-xơ phải đối chọi với 108 kẻ cầu hôn.

Vẻ đẹp đó còn được thể hiện bằng sự thận trọng. Pê-nê-lốp không vồ vập,

không có những xử sự thái quá khi chưa biết chắc chắn đó có phải là chồng của mình hay không, cho dù những người khác trong gia đình đã thừa nhận Uy-lít-xơ. Cho đến lúc này, Uy-lít-xơ mới cất lời. Uy-lít-xơ nói với con trai nhưng cũng là để nói với vợ. Nhưng lời nói, âm thanh của Ưy-lít-xơ vẫn không đủ sức thuyết phục. Như vậy, nhìn thấy và nghe thấy chưa phải là chứng cứ thuyết phục. Pê-nê-lốp hiện lên vói vẻ đẹp kiên trinh, rất bình thản song cũng đầy thử thách. Vẻ đẹp kiên trinh của Pê-nê-lốp thể hiện từ cách ăn nói, thái độ ứng xử, cách đặt vấn đề về bí mật của chiếc giường và hành vi biểu cảm cuối cùng.

Vẻ đẹp của Ưy-lít-xơ thể hiện qua diễn biến tâm trạng của chàng : kiên nhẫn đợi chờ, giận dỗi, lo âu và cảm thông, trân trọng. Kết quả cuối cùng của màn gặp mặt là hành động đột ngột của Pê-nê-lốp : “Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Đây là hành động đột ngột nằm ngoài dự kiến của Uy-lít-xơ. Mọi nghi ngờ bị dồn nén trong tâm can Pê-nê-lốp được giải toả. Đây là lúc những dòng nước mắt sung sướng và hạnh phúc tuôn trào ra. Pê-nê-lốp trong dòng nước mắt ấy, lên tiếng thanh minh về sự âu yếm chậm trễ của mình. Hành vi nói trong khóc, nói và khóc hoà trộn vào nhau mang một giá trị biểu cảm cao, tạo ra một hành vi phức họp có giá trị biểu đạt nhiều mặt, góp phần gạt bỏ hoàn toàn mọi sự hiểu lầm, nghi ngại và mở đường cho một sự thông cảm toàn diện, dẫn tới một sự hạnh phúc bất ngờ song mĩ mãn. Do đó, sự cảm thông xuất hiện. Uy-lít-xơ nghe vợ nói “càng thêm muốn khóc”, “ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề”. Có thể nói đây là những giọt nước mắt của sự hoà cảm thưong yêu, của những tâm hồn đồng điệu thấu cảm được sâu sắc nỗi đau xa cách, nỗi đau của biền biệt năm tháng. Song không chỉ cảm thông một cách thường tình mà càng cảm thông bao nhiêu, Uy-lít-xơ càng trân trọng vợ bấy nhiêu. Tình yêu, tình vợ chồng được củng cố.

Vẻ đẹp trí tuệ thể hiện qua cách thử bí mật về chiếc giường, ở đây là sự so tài giữa hai trí tuệ, một bên là trí tuệ của Pê-nê-lốp và một bên là trí tuệ của Uy-lít-xơ. Tại sao lại có sự so tài ngấm ngầm ấy ? Câu hỏi này sẽ trả lời cho khát vọng hạnh phúc của con người Hi Lạp khi bước vào một thời kì mới, thời kì mà- vị trí gia đình được xác lập và củng cố, tạo nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của một xã hội mới.

b) Ngôn ngữ

Ngôn ngữ thể hiện qua các lời thoại đối đáp giữa các nhân vật cho thấy trạng thái tâm hồn cũng như cách thức suy nghĩ, hành động của nhân vật. Chẳng hạn, Pê-nê-lốp khi nói với nhũ mẫu Ơ-ri-clê : “Già ơi, già hãy khoan hí hửng, reo cười…” hay “chính chàng cũng đã chết rồi” ; Tê-lê-mác “cất lời trách mẹ gay gắt”, còn Ưy-lít-xơ sau khi nghe những lời trách móc của con trai đã “mỉm cười” rồi nói với con “những lời có cánh”,…

Đồng thời, lời thoại của nhân vật không chỉ hướng tới người đang đối thoại trực tiếp mà còn hướng tới người nghe khác, theo kiểu “nói đó mà chạnh lòng đây” rất phổ biến trong cuộc sống gia đình. Chẳng hạn, Uy-lít-xơ nói với con trai : “Tê-lê-mác, con ! Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chán như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới, nên mẹ con khinh cha, chưa nói : Đích thị là chàng rồi !”.

Cũng cần chú ý tói ngữ điệu lời nói của các nhân vật. Đặc biệt tên nhân vật đều gắn liền với các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật đó : Pê-nê-lốp thận trọng, Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại,… Cách thể hiện nhân vật nhu vậy là một đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện sử thi. Hình thức so sánh, đặc biệt là so sánh mở rộng (còn gọi là so sánh có đuổi dài) cũng là nét tiêu biểu của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ. Chẳng hạn : “Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi ; Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông ròi”.

Cách kể và tả chậm rãi, khoan thai song rất trang trọng phù họp với không khí kể chuyện của sử thi, chẳng hạn : “Khi vào đến nhà, bước qua ngưỡng cửa bằng đá, nàng đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện, còn Uy-lít-xơ thì ngồi tựa vào một cái cột cao, mắt nhìn xuống đất, đợi xem bây giờ tận mắt trông thấy mình rồi, người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình”.

Việc miêu tả tâm lí nhân vật chủ yếu thể hiện qua lời nói, hành động, dáng điệu, cử chỉ mà không phân tích các góc cạnh khác nhau của tâm lí nhân vật, cũng là đặc điểm của nghệ thuật sử thi, tạo ra vẻ đẹp nguyên phiến của nhân vật sử thi. Cặp nhân vật Uy-lít-xơ – Pê-nê-lốp sánh ngang nhau về mặt trí tuệ, cùng tài – cùng đẹp, và đây cũng là hình thức so sánh song hành thường gặp ở sử thi Hô-me-rơ, khác với kiểu song hành trai tài – gái sắc, trai anh hùng – gái thuyền quyên sau này.

Thảo luận cho bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)