Phân tích – bình luận tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Phân tích bài Ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện
Bài làm
Từ năm học 2002 trở đi, trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT có một loại văn bản mới : văn bản thuyết minh. Đó là kiểu văn bản thông dụng nói về mọi lĩnh vực đời sống từ những sự vật, sự việc lớn lao đến những vật, những việc bình thường nhưng có ý nghĩa đối với cuộc sống con người chúng ta. Sau những áng vãn tự sự đặc sắc của Việt Nam và thế giới như Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Người thầy đầu tiên,… chúng ta được đọc và suy ngẫm một số văn bản thuyết minh mà Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là bài mở đầu. Bài vãn nói về những tác hại của việc dùng túi ni lông một cách tuỳ tiện và kêu gọi mọi người có hành động đúng đối với ni lông, đồ nhựa,… Đây là một vấn đề thông thường mà ai cũng biết, song không phải ai cũng có thể nghĩ đứng và làm đúng. Do đó, nội dung của văn bản vẫn có ý nghĩa quan trọng. Và lời kêu gọi mà người thảo văn bản nêu lên, ngỡ như bình thường nhưng đã được trình bày một cách trang trọng, xứng đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm nghiêm túc.
Về bố cục, chúng ta có thể chia vãn bản nói trên thành ba đoạn :
Vào bài (từ đầu đến “… không sử dụng bao bì ni lông “) : nguyên nhân ra đời của bản thông điệp Thông tin vê Ngày Trái Đất năm 2000, nguyên cớ Việt Nam kêu gọi “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông “.
Thân bài (từ “Như chúng ta đã biết…” đến “… đối với môi trường”) : tác giả giải thích những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, từ đó, nêu ra một vài giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. Phần này có thể chia thành hai đoạn ứng với hai nội dung nêu trên được nối kết bằng từ chuyển tiếp (gọi là từ nối, quan hệ từ) “vì vậy”.
Kết bài (ba câu cuối) : Kêu gọi mọi người hãy hành động tích cực để góp phần bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Bố cục một văn bán thuyết minh như vậy là lô gích và chặt chẽ. Phần mở đầu là cơ sở, nguyên nhân để dẫn đến các nội dung giảng giải, phân tích cụ thể, nêu
nhiệm vụ cụ thể ở phần sau. Thân bài giúp người đọc, người nghe hiểu rõ vấn đề, biết cách làm những việc cụ thể theo yêu cầu của vấn đề. Cuối cùng để nhấn mạnh, khích lệ người đọc, người nghe, tác giả dùng ba câu mệnh lệnh kết hợp điệp từ, điệp ngữ tác động trực tiếp vào cảm xúc : “Hãy cùng nhau…”, “Hãy bảo vệ…”, “Hãy cùng nhau…”. Hãy : “từ biểu thị yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào đó”. Điệp từ hãy ở cuối văn bản này vang lên liên tiếp ba lần, nhấn mạnh yêu cầu, để thuyết phục, động viên mọi người có thái độ đúng và cố gáng làm theo những điều nói tới trong văn bán với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Đi vào tìm hiểu, suy ngẫm về chủ đé này, chúng ta hiểu rõ :
1. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường là “đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc, chất dẻo hoá học”. Vậy mà, như văn bản nêu : “Ở Việt Nam, mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông… vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hổ, sông ngòi”. Câu văn không miêu tả mà chỉ là một thống báo có tính khoa học, khách quan nhưng vẫn gợi cho chúng ta một hình ánh quen thuộc hằng ngày ai cũng có thể trông thấy : những tờ ni lông, những bao bì, những túi, những bọc ni lông to nhỏ, xanh, đỏ, tím, vàng,… bị vứt bừa bãi, nằm rải rác mọi nơi, bên lề đường bộ, ven sông hồ, ao chuôm và cả trên những mặt suối. Thật là đáng sợ. Vậy mà, khi nhìn thấy những hình ảnh ấy, nhiều khi vì “quen mắt” nên chúng ta đã bỏ qua, không có chút gì xáo động, hoặc suy nghĩ.
2. Giờ đây, đọc văn bản này, chúng ta mới thấm thìa những tác hại ghê gớm của hiện tượng ni lông bị vứt bừa bãi ấy :
a) Làm cản trở sự sống, quá trình phát triển của cỏ cây, các loài thực vật.
b) Làm tắc các đường dần nước, tắc dòng chảy của sông, suối, tắc cống rãnh,… gây ô nhiễm nước, làm cho muồi sinh sôi, dịch bệnh lan truyền.
c) Những bao bì ni lông nhuộm màu gói thực phẩm, cá thịt, rau quả thấm các màu có chất độc hoá học sang vật được gói dễ dẫn đến các bệnh nguy hiểm tác hại cho não, cho phổi của con người.
d) Nguy hiểm nhất là khi chúng ta đốt các chất thải ni lông, khói bốc lên, thải ra chất đi-ô-xin gây nôn mửa, khó thở, rối loạn các chức năng, gây ung thư dị tật,… thật đáng sợ.
Ngoài những tác hại chính mà bản thông điệp nêu ra, chúng ta còn thấy thêm biết bao tác hại của ni lông. Chẳng hạn bao bì ni lông vứt bừa bãi ở nơi công cộng, đình chùa miếu mạo làm mất mĩ quan, gây ô nhiễm môi trường nơi chôn thiêng liêng. Túi ni lông gói hoặc vứt chung với các rác thải khác sẽ hạn chế sự phân huỷ làm rác thải ứ đọng vô cùng bẩn thỉu, v.v. và v.v.
Việc phát minh ra chất dẻo hoá học đê làm ra những chiếc túi, những tấm vải, những bao bì ni lông là một thành tựu khoa học lớn lao của con người, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống chúng ta : Nhưng chính con người chúng ta lại không biết sử dụng ni lông một cách khoa học. Vứt và dùng ni lông tuỳ tiện, bừa bãi là một hành dộng con người tự làm hại con người, người nọ gây hại cho người kia, mình làm hại chính mình. Phải chăng điều đó nghĩa là : “Gậy ông lại đập lưng ông” như câu tục ngữ ngày xưa tổ tiên ta từng nhắc.
3. Vậy, để sửa chữa những sai lầm trên, chúng ta phải làm gì ? Tác giả bản thông điệp viết rành mạch, rõ ràng : “Vì vậy chúng ta cần phải…”. Từ chuyển tiếp “vì vậy” như một cầu nối chặt chẽ dẫn dắt suy nghĩ của người đọc một cách tự nhiên. Hiểu thấu những tác hại của việc vứt và sử dụng bao bì ni lông tuỳ tiện, chúng ta dễ dàng đồng tình với những biện pháp mà tác giả nêu ra. Văn bản ncu ra bốn điều, trong đó có ba điều mỗi người phải làm và một điều cần tuyên truyền, vận động mọi người cùng làm theo, nói gọn là :
a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông… ; không dùng ni lông nếu thấy không cần thiết ; thay túi ni lông bằng các vật liệu khác…
b) Minh làm thật tốt, chưa đủ, mà cần vận động mọi người cùng làm theo.
So với phần nêu nguyên nhân và tác hại của việc dùng bao bì ni lông, phần công việc phái làm ít ngôn từ, câu chữ hơn song nội dung của nó thật sáng tỏ, rành mạch, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Phải chăng đó chính là một nét đặc điểm của loại văn bán thuyết minh. Tác giá vừa thuyết minh – “nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự viộc…”(1), vừa hướng dẫn chúng ta những việc làm cụ thể.
Cuối cùng, ba câu vãn ở đoạn kết với giọng điệu mạnh mẽ, vang ngân, kêu gọi, động viên khích lệ thiết thực (“Mọi người hãy cùng nhau…, Hãy bảo vệ…, Hãy cùng nhau…”), người viết không nhắc lại chú dề một cách giản đơn mà nâng ý nghĩa của chủ dể ấy lên một tầm cao hơn. “Hãy quan tâm tới trái đất, hãy bảo vệ trái đất…”. Sau hai lần nhắc tới trái đất với lời kêu gọi cần được bảo vệ, kết thúc văn bản là câu văn then chốt : “Một ngày không dùng bao bì ni lông” khiến cho ý nghĩa của công việc “không dùng bao bì ni lông” – một việc đơn giản, bình thường trờ nên trang trọng.
Tóm lại, lời kêu gọi “Một ngày không dùng bao bì ni lông” đã được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó, cùng với một bố cục chặt chẽ, lô gích, sự giải thích giản dị, sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, vé lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những điểu có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, ‘để báo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.