Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác (bài hay)
Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Quỳnh Lan lớp 9A2 trường THCS Ngô Quyền – Hà Nội
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Bác luôn khao khát được một lần đến miền Nam yêu thương, nhưng ước nguyện đấy chưa đạt thì Bác đã đi xa. Với Viễn Phương – một con người Nam Bộ lần đầu tiên được đặt chân lên Hà Nội, viếng lăng Bác – thăm vị cha già của dân tộc sau bao năm mong mỏi chờ mong, từ những rung động đầu tiên ấy, ông đã viết bài thơ “Viếng Lăng Bác” (1976) với tất cả cảm xúc, tình cảm chân thành, sâu sắc, thành kính, thiên liêng cho Bác.
Trước hết, đọc bài thơ “Viếng Lăng Bác”, người đọc cảm nhận được cảm xúc chân thành, xúc động, sâu sắc của Viễng Phương khi nhìn thấy lăng Bác. Từ miền Nam sau bao năm khói lửa, nơi đi trước về sau, nay lần đầu tiên nhà thơ được đặt chân lên mảnh đất Ba Đình lịch sử, viếng lăng Bác. Ngay từ đoạn đầu bài thơ, Viễng Phương đã thể hiện cảm xúc dạt dào khi nhìn thấy hàng tre quanh Lăng Bác:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát “
Từ những chuyện cổ tích xa xôi đến những bài thơ, bài văn: từ thế giới kỳ ảo cổ tích đến đời sống thường ngày, tre vẫn là loài cây quen thuộc. Trước lăng Bác, trong lòng Viễn Phương, tre như dài rộng mênh mông. Tre vẫn uy nghi, vẫn màu xanh của Việt Nam. Hàng tre ấy đã gợi cho nhà thơ lấy lại cuộc sống thầm lặng đã từng sát cách cùng dân tộc chống lại kẻ thù chung của tre. Tre đã kiên cường chiến đấu bất khuất hiên ngang, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường ’’
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường ’’
Tre Việt Nam – Nguyễn Duy
Bao năm cùng người xông pha trận mạc, tre vẫn giữ thế uy nghiêm :
‘Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. ’
Viễn Phương thật thành công khi sử dụng hàng tre để gợi sự gần gũi, thân quen của lăng Bác. Lăng Bác như bóng dáng quê hương, ở tre mà Viễn Phương không khỏi thốt lên :
‘Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam ’
Chỉ với từ cảm thán ‘Ôi” mà bao nghẹn ngào tràn ngập cả câu thơ. Tất cả dân tộc đã quay về quanh Bác, xếp thành đội ngũ chỉnh tề giữ giấc ngủ yên cho Người. Tình cảm chân thành của Viễn Phương hay cũng chính là của người dân Nam Bộ dành cho Bác thật chân thành, cảm động:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ “
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ “
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Vâng! Đó là tình cảm chân thành nhất, thành kính nhất mà Viễn Phương hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam dành cho Bác. Nhìn hình ảnh dòng người vào lăng Bác, nhà thơ đã rung động mạnh mẽ. “Tràng Hoa” ấy là tấm lòng của người dân Việt Nam dành cho người. Mỗi con người trên đất nước nguyện làm một bông hoa trong tràng hoa dâng lên cuộc đời Bác – bảy mươi chin mùa Xuân. Quan hện tình cảm giữa một vị lãnh tụ và nhân dân được diễn tả thật giản dị mà tinh tế khiến người đọc cảm động và càng trân trọng tình cảm ấy. Tình cảm mà Viễn Phương dành cho Bác thật mãnh liệt khi vào thăm lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ”
Tác giả xưng con với Bác như sự gần gũi thân quen trong gia đình. Đó là thứ tình cảm sâu sắc, giản dị của một người con đối với cha. Các nhà thơ như Xuân Diệu, Tố Hữu… khi viết đều cũng xưng con với Bác:
Hôm nay con lại về thăm lăng Bác
(Bác ơi – Tố Hữu)
Nhưng “con ở Miễn Nam” của Viễn Phương lại mang sắc thái riêng biệt mới, xúc động thành kính vì đó là nơi Bác hằng mong nhớ.
Thơ cứ tuôn ra trong dòng cảm xúc kì lạ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Nhà thơ dùng hình ảnh ẩn dụ mặt trời để thể hiện công đức của Bác – Bác là mặt trời chân lý cách mạng, là ánh hào quang rạng sáng soi đường dân tộc, là nắng xuân tươi tắn cho hoa cỏ sinh sôi kết trái. Bác đã đưa nhân dân từ nô lệ bước lên cuộc sống tự do. Đồng thời, hình ảnh ấy còn thể hiện sự tường tồn của bác trong lòng dân tộc – Bác là nguồn sống. Đó quả là một hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa sâu sắc mà tinh tế, giản dị mà cảm động. Trong cái cảm xúc trào dâng mãnh mẽ ấy, sự tôn kính Bác lại đượ thể hiện rõ nét:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”
“vầng trăng… trời xanh…” các hình ảnh đẹp, rộng lớn nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta phải suy ngẫm. Ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ đến cái bất diệt, cái vô cùng cao cả của một con người.
Nhà thơ nhìn thấy Bác – vị cha già dân tộc đang nằm thanh thản trong giấc ngủ, trong ánh sáng dịu hiền của vầng trăng. Nhưng vần trăng ấy là vầng trăng lý tưởng, là hình ảnh tượng trưng bằng tất cả cảm xúc yêu kính đối với Bác. Viễn Phương đã thật thành công khi diễn tả dòng cảm xúc này, giữa thực và ảo, giữa lý trí và thực tế. Ông từ tình cảm kính yêu chân thành.
Trong tâm lý của người con Nam Bộ đã có sự thay đổi, nhà thơ đang thay mặt cho toàn dân tộc thắp dâng lên Người nén nhanh thành kính.
Nhưng rồi cũng đến lúc phải chia tay. Thời gian ở bên Bác thật ngắn ngủi, nhà thơ phải trở về Miền Nam. Và đến đây dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào thật mạnh mẽ:
“Mai về miền Nam tuôn trào nước mắt”
Câu thơ như lời nói bình thường, không cần dùng đến kỹ thuật. Giọng thơ không ồn ào, nhưng đọc lên lại thấy xúc động. Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ có một cái nhìn rất Nam Bộ: chân thành, bộc trực mà không thô. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam, những con người ở xa, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Người đọc đồng cảm với nhà thơ, với nỗi thương nhớ, xót xa khi đứng trước linh cữu của Bác của nhà thơ cũng như tất cả của mọi người.
Cái ước nguyện chân thành ở cuối bài thơ cũng không của riêng ai:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Điệp ngữ muốn làm như lớp sống dồi dào khẳng định sự thủy chung của nhà thơ đối với Bác. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện, thật tự nhiên, nhuần nhị để khép lại bài thơ, song không còn hàng tre, khách thể như ở đầu bài thơ mã đã hòa tan vào chủ thể. Nhà thơ nói cho mình, cũng là nói cho ý nguyện của mỗi chúng ta: muốn được hóa thân làm những sự vật (con chim, đóa hoa, cây tre) để được ở mãi bên Bác.
“Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”. Bài thơ đã khép lại nhưng để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành, thành kính thiên liêng của tác giả dành cho Bác, đồng thời cũng là tình cảm của toàn dân tộc dành cho Bác. Để mỗi chúng ta càng thêm yêu kính Bác, sống và làm việc theo gương Bác Hồ.