Đề bài: Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương
Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương
Bài làm
Nguyễn Tuân có một nhận xét rất hay và rất đúng vé thơ Tú Xương : “… ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói, tôi đều coi trọng […] nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chí là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ớ chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình”.
Đúng, Tú Xương là một tài năng trào phúng. Nhưng cái gốc của tài năng ấy lại là cái gốc trữ tình, cái gốc nhân tình rất lớn, rất sâu. Bài Thương vợ là một bằng chứng.
1. Đây là một bài thơ ông Tú viết về bà Tú. Ông tôn vinh bà vợ của mình bằng một bài thơ tự trào.
Trong các gia đình truyền thống Việt Nam, người vợ thường có vai trò rất quan trọng, nhiều khi có tính chất quyết định, nhất là về kinh tế. Cho nên câu chuyện vợ tần táo nuôi chồng ăn học trờ thành rất quen thuộc, từng được phản ánh trong văn chương nghệ thuật :
Sáng tráng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.
(Ca dao)
Truyện Nôm có Tống Trân – Cúc Hoa, sân khấu chèo thì có Lưu Bình – Dương Lễ,…
Nhưng anh học trò Trần Tế Xương đi học, đi thi vào cái thời thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Năm 1885, Trần Tế Xương đi thi Hương lần đầu chính là năm kinh đô Huế thất thủ. Đến khoa thi Giáp Ngọ (1894), Tú Xương đỗ tú tài, thì thực dân Pháp phá thành Hà Nội, lấp sông Tô Lịch và ở Nam Định thì lấp sông Vị Hoàng để mở tỉnh và khoa thi tại Nam Định năm ấy, lễ xướng danh có quan Tây Mo-ren tới dự, đến ngày yết bảng thì ở Toà sứ có tiệc rượu, nhảy đầm,…
Nghĩa là anh học trò Trần Tế Xương đi học, đi thi vào đúng lúc thời thế đảo điên, đạo đức suy vong, chữ thánh hiền xuống giá, thân phận nhà nho dù có đỗ đạt ông nghè, ông cử thì cũng chẳng còn danh giá như xưa, thậm chí còn phải chịu cái nhục của thân phận trí thức nô lệ :
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông Cử ngóng đầu rồng.
Ấy thế mà anh học trò Trần Tế Xương vẫn phải đi thi, tuy rằng thi mãi cũng chỉ đỗ đến tủ tài. Dẫu biết “Nào có ra gì cái chữ nho – Ông nghè ông cống cũng nầm co”, và tổ chức thi cử không còn trang nghiêm nữa (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu), nhưng anh còn biết con đường nào khác ?
Trong khi đó thì bà Tú cứ phải bươn chải, lân lộn nơi chợ búa, bến sông để nuôi chồng, nuôi con.
Cho nên, trong bài Thương vợ, tâm sự của Tú Xương không chỉ là thương bà Tú vất vả và thấy mình vô tích sự với gia đình mà còn nặng đau buồn u uất, vừa giật mình, vừa bực bội với đời. Ông Tú không chỉ cảm thấy vô tích sự với vợ con mà còn thấy mình vô tích sự với đời, với đất nước :
– Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn,
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn.
(Đêm hè)
– Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ,
Giương mắt trông chi buổi bạc tình !
(Đau mắt)
Cần thấy tâm sự Tú Xương là thế, và đó là nền tảng trữ tình sâu sắc của nhà thơ lớn thành Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khuyến đã đánh giá rất cao thơ ông Tú :
Kìa ai chín suối xương không nát,
Ắt hắn nghìn thu tiếng vân còn.
2. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã phóng bút hoạ chân dung bà Tú. Chỉ bằng vài nét đơn sơ với những từ ngữ hết sức bình dị, ông Tú đã khiến người đọc hình dung được bà Tú một mình mang gánh nặng gia đình, xông pha lặn lội nơi đầu sông, bến chợ :
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
“Quanh năm” nghĩa là suốt bốn mùa không được nghỉ. Đấy là nói thời gian. Còn không gian là một “mom sông” – một thẻo đất cheo leo nhô ra mặt nước, ở cái mũi đất chênh vênh ấy, hình ảnh bà Tú dường như càng nhỏ bé và cô đơn hơn, gợi hình ảnh người dàn bà một mình xông pha nơi đầu sông ngọn nguồn, vất vả, tội nghiệp.
Đến câu thứ ba, hình ảnh bà Tú một mình thui thủi càng được vẽ cụ thể hơn : Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
Hình ảnh con cò trong ca dao, dân ca được đưa vào thật đúng chỗ : “Con cò lặn lội bờ sông”, “Cái cò mày đi ăn đêm”, “Cái cò lặn lội bờ ao”, “Nước non lận dận một mình – Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”, “Con cò chết rũ trên cây”,… Đó là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ, lặn lội đêm hôm để kiếm ăn và nuôi con (“Cái cò là cái cò con – Mẹ đi xúc tép để con ở nhà”,…). “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” càng tô đậm hình ảnh thui thủi một mình của bà Tú – một mình bươn chải, một mình gánh hết ! Có chồng mà làm gì cũng chỉ một mình ! Đúng là bà Tú có một ông chồng vô tích sự ! “Lặn lội thân cò khi quãng vắng – Eo sèo mặt nước buổi đò đồng” – hai câu thực đối nhau chan chát. Nhưng cả hai đều gợi ra nỗi vất vả của bà Tú : một mình nơi quãng vắng đã khổ, mà bon chen nơi chợ búa, bến sông đông đúc còn cực hơn. Cực khổ và nguy hiểm nữa : “Con ơi nhớ lấy câu này – Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” – ông cha ta bao đời nay vẫn khuyên con như thế. Nhưng cực khổ, vất vả đâu chỉ là chuyên xô đẩy, chen chúc. Còn có chuyện “eo sèo” nữa chứ ! “Eo sèo” là cãi vã để tranh hàng, giành khách của nhau. Trong bài Văn tế sống vợ, ông Tú một lần nữa đã gợi đến cái cực này của bà Tú : “Đầu sông, bãi bến, đua tài buôn chín bán mười”,…
Vẽ ra hình ảnh bà Tú càng đáng thương, đáng quý, đáng nể trọng bao nhiêu, thì nhà thơ càng tự hoạ mình tầm thường và vô tích sự bấy nhiêu. Một nụ cười mỉa mai tự trào đã gài kín ở câu thứ hai : “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Nhà thơ Xuân Diệu đã bình rất hay về câu thơ đếm con, đếm chồng này của Tú Xương : “Thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con, chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm đế nuôi đủ”.
3. Nếu hai câu thực (3, 4) là hình ảnh bà Tú trong quan hệ với đời, thì hai câu luận (5, 6) là hình ảnh bà Tú trong quan hệ với chồng con (đối ngoại và đối nội).
“Một duyên hai nợ âu đành phận” – ông Tú đặt giùm cho bà Tú một lời độc thoại nội tâm như thế : “Một duyên hai nợ”, chồng với con ! Đúng là hai cái nợ đời, hai cái của nợ ! Nhưng thôi, một cái chép miệng : “âu đành phận”, phận mình nó thế, đành phải chịu thôi ! Không ! Ông Tú cố ý tự hạ giá mình và vì quá thương vợ nên viết ra thế thôi, chứ bà Tú chắc không nghĩ vậy. Ông tự thấy là bạc, chứ bà Tú chắc rất thương ông : học hành giỏi giang mà thi cứ trượt, cứ hỏng hoài… Nhưng “Năm nắng, mười rnưa dám quản công” thì hẳn là ông Tú nói đúng tấm lòng của vợ.
Vậy là chỉ bốn câu thơ mà chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh : từ quan hệ lăn lộn với đời, đến quan hệ gia đình ; từ con người của công việc làm ăn, đảm dang tháo vát, chịu thương chịu khó, đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, xả kỉ,… Và bà Tú trở thành điển hình của người vợ, trong truyền thống Việt Nam.
4. Hai câu kết là một lời chửi, chửi đời và chửi… chồng. Không phải lần này ông mới chửi trong thơ.
Trong bài Gặp người ăn xin, ông cũng đã tìmg chửi – chửi mình mà thực là chửi đời : “Người đói, ta đây cũng chẳng no – Cha thằng nào có, tiếc không cho”. Chỉ có chỗ khác là, lần này, lời chửi tuy có ném vào đời, nhưng trước hết là ném vào mình. Để tự trách mình thì ông Tú phải chửi. Mà phải đặt vào miệng bà Tú mà xỉ vả mình thì mới đích đáng chứ !
Nhưng bà Tú vốn “con gái nhà dòng”, đời nào lại chanh chua, thô tục thế, nhất là lại chửi chồng – tuy rằng trong lời chửi, cứ lắng tai mà nghe – có phải ông Tú đã khéo pha vào đó chút thoáng tình tứ của giọng chửi yêu, mắng yêu rồi đó sao ?
Cha mẹ thói đời ăn ở hạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Bà Tú không chửi, nhưng ông Tú tự trách mình như thế là chân thật. Thì cả bài thơ ông viết ra chẳng phải chỉ cốt để bày tỏ tâm sự ấy hay sao ! Thương yêu, quý trọng bà Tú và trách mình là tầm thường, vô tích sự, đồ bỏ,…
Tuy nhiên, có điều này ông Tú đã nói oan cho mình : đó là hai chữ “hờ hững”. Vì giận mình mà ông nói thế thôi. Thực lòng ông đâu có hờ hững với bà. Nếu ông hờ hững thì đã không có bài Thươììg vợ này. Vả lại, hình ảnh bà Tú vất vả vì chồng con ông vẽ ra đâu chỉ có ở bài thơ này. Ta có thể thấy thấp thoáng hình ảnh ấy trong hàng loạt bài thơ khác của ông Tú, chẳng hạn : “No ấm chưa qua vành mẹ đĩ” (Hỏi mình) ; “Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ” (Làm quan tại nhà) ; “Hỏi vợ, vợ còn đi chạy gạo” (Đau mắt), v.v. Nhưng tập trung hơn cả là trong bài Văn tế sống vợ. Ông chỉ đùa bà một chút cho vui đấy thôi, nhưng thực sự có nước mắt, có nhiều nước mắt trong đó :
Mình bỏ mình đi,
Mình không chịu ở.
Chẳng nói chẳng rằng,
Không than không thở…
[…] Thôi thôi !
Chết quách yên mồ,
Sống càng nặng nợ.
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay ;
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe dây, kiếp này đã lỡ.
Mình đi tu cho thành tiên thành Phật, để rong chơi Lãng uyển, Bồng hồ ;
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn kiếp đạo chồng nghĩa vợ.
5. Xuân Diệu gọi Hồ Xuân Hương là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Nguyễn Tuân thì gọi Tú Xương là “Ông hoàng thơ Nôm”. Thương vợ là một trong những bài thơ thể hiện rất rõ tài thơ Nôm của “Ông hoàng Tú Xương”.
“Mom sông”, “Lặn lội thân cò”, “Eo sèo mặt nước”…, chữ dùng chính xác đến mức không thể thay thế bằng ngôn từ nào khác. Mà toàn là những từ ngữ nôm na rất đỗi quen thuộc trong đời sống hằng ngày của nhân dân.
Thương vợ là một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường – một thể thơ ngoại nhập được giữ nguyên phép tắc, luật lộ vốn rất chặt chẽ, tề chỉnh. Bài Thương vợ đã tuân theo luật lệ đó một cách nghiêm chỉnh : những câu thực, câu luận đối nhau chan chát : “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” mà đối với “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” thì tuyệt ; cũng như “Một duyên hai nợ âu đành phận” mà đối với “Năm nắng mười mưa dám quản công” thì không chê vào đâu được.
Vậy mà đọc thơ, không hề cảm thấy đây là thơ luật. Lời thơ cứ như lời nói thường, rất tự nhiên. Những câu thực, câu luận dường như tiếp nối nhau trong một mạch, liền một hơi, không ai nghĩ đến chuyện đối từ, đối ý, đối thanh bằng bằng trắc trắc,… Nghệ thuật như vậy là đã đạt đến chỗ tinh vi, nhuần nhuyễn nhất, thật sự trở thành sự sống.