Phân tích bài thơ Thề nguyền của Nguyễn Du

   Thề nguyền của Nguyễn Du

Trong cuộc đời này, liệu có mấy người dám khẳng định: ta sống không cần tình? Đại thì hào Nga M.Gocki từng quả quyết rằng: Tình yêu – đó là thơ ca cuộc đời. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại! Và như là định mệnh, tình yêu tìm đến văn chương nghệ thuật để được bất tử hoá.
Mời các em học sinh tham khảo tài liệu:
   Thề nguyền là một cung bậc tình cảm trong tình yêu. Lời thề là sự khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt. Chẳng thế mà cả Rômêô và Juliét, Thuý Kiều và Kim Trọng đều xem nó là minh chứng cho tình yêu của minh trong văn học trung đại Việt Nam, việc xuất hiện một tình yêu kiểu Kim – Kiều thật hiếm thấy. Tình yêu ấy đã phá rào định kiến, gỡ bỏ mọi trói buộc để đến với nhau tự do, tự nguyện. Một tình yêu vượt trên thời đại. Để bảo vệ, vun đắp cho mối tình đẹp đẽ của mình Thuý Kiều đã:
Cửa ngoài vội rủ rèm che 
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
            Vì hành động xăm xăm băng lối vườn khuya ấy mà Kiều đã nhận lấy không biết bao nhiêu tiếng chê – khen. Các cụ ta xưa xem đó là hành động trái lại với đạo đức, luân lí, cương thường. Trong khi nàng phải gần gũi mình trong cảnh thâm nghiêm kín cổng cao tường hay êm đềm trướng rủ màn che – tường đông ong bướm đi về mặc ai, thì hành động một mình giữa đêm tối tìm đến nhà người yêu của Kiều thật khó chấp nhận, nó không phải là hành động của bậc tiểu thư đài các thâm khuê.
            Nhưng ta hãy nhìn nó với ánh mắt và tâm hồn của kẻ đang yêu, những gì các cụ ta cho là vô lý, là sai trái, là không thể chấp nhận kia bỗng trở nên hợp lý, đúng đắn hơn bao giờ hết. Kiều yêu bằng tình cảm đầu đời mãnh liệt, trong sáng nhất của người con gái. Tình yêu đẹp đẽ đã cho nàng sức mạnh vượt qua bóng đêm của khu vườn, bóng đêm của định kiến đế đến với chàng Kim. Điều đáng trân trọng, ca ngợi nữa là Kiều đã không để sự mãnh liệt trong tình yêu dẫn nàng đi quá xa, quá giới hạn cho phép. Và cũng chính Kiều đã biện minh cho hành động của mình.
Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường 
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa 
Bây giờ đỏ mặt đôi ta 
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?
           Vì hoa – vì chàng Kim – vì con người văn chương nết đất, thông minh tính trời, vào trong phong nhã, ra người hào hoa ấy đã khiến Kiều phải trổ đường tìm hoa giữa khoảng vầng đêm trường. Có trách là trách ai kia chứ sao lại trách nàng?
 Thề nguyền của Nguyễn Du

 Thề nguyền của Nguyễn Du

             Yêu tha thiết là thế nhưng Kiều vẫn rất tĩnh táo. Cuộc đời nàng bắt đầu từ những khúc. Bạc mệnh đến lời báo mộng của Đạm Tiên rằng nàng có tên trong sổ Đoạn trường đã khiến cho người con gái trong sáng ấy luôn thường trực nỗi ưu tư, lo lắng. Giữa lúc tình yêu ở độ nồng thắm nhất mà nàng vẫn lo rằng: Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao? Mọi thứ sẽ tan biến như giấc chiêm bao không thể nếu giữ lại bởi hạnh phúc nàng có mong manh. Điều đó dường như không còn là nỗi lo lắng đơn thuần nữa. Nó là điềm báo chăng? Cũng giống như lời tâm sự của Juliét dưới đêm trăng đã khiến chàng Romeo hạnh phúc đến ngây ngất, hành động của Kiều khiến Kim Trọng ngạc nhiên và mừng rỡ không kém:
Sinh vừa tựa án thiu thiu 
Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê 
Tiếng sen, khẽ động giấc hoè 
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần 
Bâng khuâng đỉnh giáp non thần 
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
           Bước chân người đẹp đã đánh thức giấc mộng cửa chàng Kim. Nàng như hoa lê ngậm trăng với vẻ thanh khiết, sáng láng tuyệt vời khiến chàng Kim ngỡ thần nữ núi Vu Giáp. Chàng không khỏi ngạc nhiên: Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
            Lại là giấc mộng. Dường như khi yêu, người ta nhìn thế giới bằng con mắt mơ mộng. Kiều xuất hiện trước mặt chàng đầy bất ngờ, với vẻ xỉnh đẹp yêu Kiều là thế khiến chàng ngỡ mình đang đắm chìm trong giấc mộng đêm xuân mơ màng cũng là điều dễ hiểu.Hết ngạc nhiên, chàng vui mừng hạnh phúc:
Vội vàng làm lễ rước vào 
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương 
Tiên thề cùng thảo một chương 
Tóc Mây một món dao vàng chia đôi 
Vừng trăng vằng vặc giữa trời 
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
            Không khí đêm thề nguyền được gợi lên đầy ấn tượng, với ánh sáng, màu sắc, hương thơm; với cảnh đẹp, người đẹp… tạo nên dấu ấn tình yêu đầu đời không bao giờ phai mờ trong tâm hồn Kiều. Biểu hiện của buổi thề nguyền là tiên thề, tóc mây, dao vàng, vầng trăng và lời thề. Kiều trao chàng kim món tóc mây biểu hiện sự hẹn ước. Đêm thề nguyền của hai người yêu nhau được vây gọn trong thiên nhiên đẹp đẽ, êm đềm với sự minh chứng của vừng trăng vàng vặng giữa trời.
            Trăng là kẻ cố tri, thường xuyên xuất hiện và đi về để chứng kiến những bước ngoặt trong cuộc đời nàng Kiều, vầng trăng ấy chất chứa đầy tâm trạng bởi dưới trăng là con người của nỗi niềm tâm sự khôn nguôi. Nó có lúc là thứ ánh sáng nhợt nhạt, đe dọa trong đêm Kiều trốn theo Sở Khanh:
Đêm thâu khắc lâu canh tàn 
Gió cây trút lá trăng ngân ngậm sương.
Hoặc có thể là vầng trăng sẻ nửa khi Kiều chia tay chàng Thúc:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi 
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Hay là bóng trăng tà đầy hoảng hốt khi Kiều chốn khỏi nhà Hoạn Thư:
Cất mình qua ngọn tường hoa 
Lần đường theo bóng trăng tà về tây…
            Đã bao lần trăng hiện diện trong cuộc đời Kiều, nhưng có lẽ chỉ có đêm trăng thề nguyền này là tròn đầy, viên mãn nhất. Nó sáng trong vằng vặc giữa trời như lời ghi nhận của thiên nhiên tạo vật trước tình yêu của đôi trẻ. Ánh sáng ấy như lớp màng bảo vệ tình yêu khỏi những tì vết, bụi bặm đời thực; nó khắc hình ảnh dêm thề nguyền vào cuộc đời hai con người như một dấu ấn, một minh chứng cho tình yêu vĩnh hằng.
             Tình yêu đẹp được thi vị hoá âu cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng bản thân tác giả Truyện Kiều và các nhân vật của ông không bao giờ quá ảo tưởng về nó. Điều này thể hiện ở chữ vội. Chữ vội này gắn chặt với mọi nhân vật trong Truyện Kiều. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vội trong việc ép người hầu khác; Hoàn thư vội trong việc bắt và hành hạ Kiều, Từ Hải vội khi đầu hàng Hồ Tôn Hiến, Kim Trọng vội khi tìm lại Thuý Kiều và Thuý Kiều luôn vội trong mọi hoàn cảnh, mọi sự việc. Ngay trong tình yêu, sự vội vàng ấy cũng luôn ám ảnh. Hai con người son toả ấy có cả cuộc đời để yêu thương nhau sao họ phải vội? Đương nhiên cái sự vội ấy không giống với cái vội vàng của Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thuỵ: vội yêu, vội chán và cũng vội bỏ. Đó phải chăng là cái vội của niềm khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu đích thực? Cái vội ấy là thứ vũ khí chống lại mọi sự phá hoại hay là dấu hiệu của sự mong manh trong hạnh phúc hai người? Sự vội vàng ấy phù hợp với lo lắng của Kiều:
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao
            Kim Trọng vội rước Kiều vào, vội thêm hương, thêm sáp, hai người vội thảo tiên thế, vội trao tóc mây, vội thề nguyền. Dường như thời gian không cho phép họ được chậm trễ; hiện thức không cho phép họ do dự.Cuộc đời Kiều là một chuỗi dài những biến cố, những sự kiện, mà sự kiện sau có mầm mấng và được nuôi dưỡng ngay từ những sự kiện trước đổ. Trong hạnh phúc đã có mầm bất hạnh. Bởi vậy, đặt nhân vật trong sự vội vã âu cũng thật hợp lý.
             Tuy có những dấu hiệu bất thường ấy, nhưng thề nguyền vẫn là đoạn trích thể hiện rõ nhất niềm hạnh phúc của Kim Trọng và Thuý Kiều trong tình yêu. Thề nguyền là minh chứng cho mối tình trong sáng, mãnh liệt và đẹp đẽ của những con người trẻ tuổi, khao khát yêu và được yêu.
            Đại thi hào Đức G.Gốt từng nhận định: Tình yêu ban đầu của tuổi thanh xuân trong sáng bao giờ củng hướng đến sự cao thượng, có lẽ lời thề nguyền của Thuý Kiều và Kim Trọng cũng là biểu hiện của tình yêu đang hướng đến sự cao thượng ấy?!
LÊ THỊ DUNG

Thảo luận cho bài: Phân tích bài thơ Thề nguyền của Nguyễn Du