Oxit- Hóa Học lớp 8
Bài viết giúp bạn đọc nắm vững được các khái niệm về oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit’.
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Oxi :Dạng 2 – Tính toán theo PTHH
I. Định nghĩa:
* VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2…
* Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là
oxi.
II. Công thức:
* Công thức chung:
III. Phân loại:
* 2 loại chính :
+ Oxit axit.
+ Oxit bazơ.
a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
– VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5…
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4
b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
– VD: K2O, MgO, Li2O, ZnO, FeO…
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ MgOtương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit
Zn(OH)2.
IV. Cách gọi tên:
* Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit.
VD: K2O : Kali oxit.
MgO: Magie oxit.
+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.
– FeO : Sắt (II) oxit.
– Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
– CuO : Đồng (II) oxit.
– Cu2O : Đồng (I) oxit.
+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử
oxi).
Tiền tố: – Mono: nghĩa là 1.
– Đi : nghĩa là 2.
– Tri : nghĩa là 3.
– Tetra : nghĩa là 4.
– Penta : nghĩa là 5.
– SO2 : Lưu huỳnh đioxit.
– CO2 : Cacbon đioxit.
– N2O3 : Đinitơ trioxit.
– N2O5 : Đinitơ pentaoxit.
Bài tập vận dụng
Bài 1:Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) CTHH nào là CTHH của oxit.
b) Phân loại oxit axit và oxit bazơ.
c) Gọi tên các oxit đó.
Bài 2: Cho các oxit sau: SO2, CaO, Al2O3, P2O5.
a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào?
b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên.
Bài 3: Hoàn thành bảng sau:
Bài 4: Hoàn thành bảng sau:
Bài 5: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Bài 6: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
Bài 7: CTHH của một sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO. Xác định CTHH của oxit.
Đáp án
Bài 1
Các CTHH của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.
– Oxit bazo:
BaO: Bari oxit
ZnO: Kẽm oxit
– Oxit axit:
SO3: Lưu huỳnh trioxit
CO2: Cacbon đioxit
Bài 2
SO2 tạo nên từ 2 đơn chất là S và O2.
CaO tạo nên từ 2 đơn chất là Ca và O2.
Al2O3 tạo nên từ 2 đơn chất là Al và O2.
P2O5 tạo nên từ 2 đơn chất là P và O2.
PTHH:
Bài 3
Thành phần | CTHH | Phân loại | Tên gọi |
N (V) và O | N2O5 | Oxit axit | Đi nitơ pentaoxit |
Fe (III) và O | Fe2O3 | Oxit bazo | Sắt (III) oxit |
S (IV) và ) O | SO2 | Oxit axit | Lưu huỳnh đioxit |
Mg và O | MgO | Oxit bazo | Magie oxit |
Bài 4
CTHH | Loại oxit | Tên gọi |
CO2 | Oxit axit | Cacbon đioxit |
CuO | Oxit bazo | Đồng (II) oxit |
Na2O | Oxit bazo | Natri oxit |
N2O5 | Oxit axit | Đinitơ pentaoxit |
SO3 | Oxit axit | Lưu huỳnh trioxit |
FeO | Oxit bazo | Sắt (II) oxit |
Bài 7
CTHH của oxit: FexOy.
=> =>
Vậy CTHH là Fe2O3.