Oxi :Dạng 2 – Tính toán theo PTHH

Oxi :Dạng 2 – Tính toán theo PTHH

Dạng bài giúp củng cố kiến thức về oxi, rèn luyện kĩ năng tính toán hóa học.

 Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Bài tập phân loại, gọi tên oxit

OXI : DẠNG 2 – TÍNH THEO PTHH

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Nắm chắc kiến thức về lập phương trình hóa học , cân bằng hóa học, và các công thức tính toán liên quan tới chuyển khối lượng thể tích và lượng chất.

Bài 2.

Đốt cháy hoàn toàn 20 dm3 khí axetilen (C2H2) có chứa 3% tạp chất không cháy.

a. Viết phương trình phản ứng cháy.

b. Tính thể tích (đktc) khí oxi cần dùng.

c. Tính khối lượng khí cacbonic và khối lượng nước tạo thành.

Oxi :Dạng 2 - Tính toán theo PTHH

Oxi :Dạng 2 – Tính toán theo PTHH

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi, sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí lưu huỳnh trioxit (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng cháy.

c) Tính thể tích (đktc) khí oxi cần thiết để phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 2

Đốt cháy hoàn toàn 17,6 g propan (C3H8) trong không khí.

a) Tính thể tích khí cacbonic thu được sau phản ứng (đktc).

b) Tính khối lượng nước tạo thành.

Bài 3

Một bình phản ứng chứa 33,6 lít oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy:

a) Bao nhiêu gam cacbon?

b) Bao nhiêu gam hidro?

c) Bao nhiêu gam lưu huỳnh?

d) Bao nhiêu gam photpho?

Bài 4

Tính thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:

a) 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy.

b) 1 kg khí butan (C4H10).

HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1

     Đáp số:      b) 6,4 g                       c) 4,48 lít.

Bài 2

     Đáp số:      a) 26,88 lít,                b) 28,8 g.

Thảo luận cho bài: Oxi :Dạng 2 – Tính toán theo PTHH