Bài tập phân loại, gọi tên oxit
Phân loại và gọi tên oxit là dạng bài tập trọng tâm để bạn đọc có thể làm được các bài tập dạng khác, cùng nắm vững cách phân loại và gọi tên qua bài viết dưới đây nhé.
PHÂN LOẠI, GỌI TÊN OXIT
Phương pháp
1) Đặc điểm oxit: 2 nguyên tố (MxOy)
2) Oxit gồm 2 loại:
+ Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: Mn (VII), Cr (VII)…) và tương ứng với 1 axit.
VD: SO3 có axit tương ứng là H2SO4.
+ Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
VD: K2O có bazơ tương ứng là KOH.
3) Tên gọi:
Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit
+ Với kim loại nhiều hóa trị:
Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
+ Với phi kim nhiều hóa trị:
Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit
(kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 – têtra; 5 – penta.
Ví dụ
Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó.
SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Al2O3, Fe2O3, CO2.
Bài tập vận dụng
Bài 1
Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) CTHH nào là CTHH của oxit.
b) Phân loại oxit axit và oxit bazơ.
c) Gọi tên các oxit đó.
Bài 2
Cho các oxit sau: SO2, CaO, Al2O3, P2O5.
a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào?
b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên.
Bài 3
Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Bài 4
Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
Bài 5
CTHH của một sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO. Xác định CTHH của oxit.
Hướng dẫn giải
Bài 1
Các CTHH của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.
Bài 2
SO2 tạo nên từ 2 đơn chất là S và O2.
CaO tạo nên từ 2 đơn chất là Ca và O2.
Al2O3 tạo nên từ 2 đơn chất là Al và O2.
P2O5 tạo nên từ 2 đơn chất là P và O2.
PTHH:
Bài 3
CTHH của oxit: R2O3.
Vậy R là nguyên tố Fe. CTHH là Fe2O3.
Oxit này thuộc oxit bazơ.
Bài 4
CTHH của oxit: SxOy.
Vậy CTHH là SO2.
Bài 5
CTHH của oxit: FexOy.
Vậy CTHH là Fe2O3.