Nước Đại Việt Thới Hậu Lê
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Vào đầu thế kỹ XV nước ta bị nhà Minh đô hộ, không chịu sống cảnh nước mất lầm than, Lê Lợi ( Lam Sơn- Thanh Hóa) là một hào trưởng có uy tín đã chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
Khi lực lượng nghĩa quân đã lớn mạnh. Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc. Trận đánh ở Chi Lăng ( thuộc Lạng Sơn ngày nay) là một trong những trận đánh quyết định sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
Sử cũ chép rằng: Vào thời nhà Minh cai trị nước ta, nghĩa quân do Lê Lợi đứng đầu, từ Thanh Hóa kéo ra bao vây Đông Quan( nay là Hà Nội). Nhà Minh lo sợ cử hai đạo quân kéo sang phá vây.
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào cửa ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi theo nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Lọt vào giữa trận địa mưa tên, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sao cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoãn loạn lại nghe tin Liễu Thăng bị giết càng thêm khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Thế là mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ( gọi là Lê Thái Tổ) vào năm1428 và đống đô ở Thăng Long. Tên nước Đại Việt được khôi phục lại như xưa. Trải qua các đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, việc tổ chức quản lý đất nước ngày càng được cũng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh tông ( 1460-1497).
Vua có uy quyền tuyệt đối, mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là Tổng chỉ huy quân đội. Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện.
Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức. Đây là bản đồ đầu tiên của nước ta.
Tuy vua Lê Thái Tổ đã chú ý đến việc định ra pháp luật, song phải đến đời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật mới ra đời, có tên gọi là Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của bộ luật này là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.