Nhà Lý Dời Đô Ra Thăng Long-Nước Đại Việt
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Năm 1005 Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua, do nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán giận. Bấy giờ trong triều có viên quan tên là Lý Công Uẩn.
Ông vốn là người thông minh, văn võ song toàn, đức độ cảm hóa được lòng người. Do vậy khi vua Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Đó là vua Lý Thái Tổ. Nhà tiền Lê chấm dứt, nhà Lý bắt đầu từ đây ( năm 1009).
Năm 1010, trong một lần từ Hoa Lư về thăm quê nhà ở Cổ pháp( Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La( nay là Hà Nội). Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau có một cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.
Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên Đại La thành Thăng Long( nghĩa là Rồng bay lên). Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta được đổi tên thành Đại Việt.
Dưới thời Lý thì nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố nhiều phường nhộn nhịp vui tươi.
Đạo phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật dạy người ta phải biết thương yêu đồng loại, nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật…. những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt, nên sớm được người Việt tiếp nhận và tin theo. Đến thời Lý thì đạo Phật trở nên rất thịnh đạt. Ngay cả các nhà Vua như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều theo đạo Phật.