NLXH: Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng

Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

NLXH: Suy nghĩ về tệ nạn xã hội trong học đường

Đề bài: Nhà văn Lỗ Tấn có viết “ Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Em hãy chứng minh.

Gợi ý viết bài:

I.MB

– Nhà văn Pháp V. Huy Gô đã từng cảnh báo“Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và đói rét”.

– Nói về vấn đề này nhà văn Lỗ Tấn cũng khẳng định ““Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”.

TB

1. Giải thích câu nói

– Thành công nghĩa là đạt được kết quả, mục đích như dự định.

– Lười biếng là sự chây lười, ì lại không chịu suy nghĩ hành động và làm việc thụ động phó mặc cho người khác.

– Như vậy câu nói của Lỗ Tấn nhằm khẳng định: Muốn thành công không thể lười biếng mà phải siêng năng, chăm chỉ, cố gắng vượt bậc.

 

 

2. Chứng minh

a. Nếu lười biếng con người sẽ chẳng bao giờ biết đến thành công

– Khi con người lười biếng không chịu hành động tư duy thì tinh thần dễ bị uể oải chán nản và để giải trí người ta dễ mắc các tệ nạ xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, bởi “nhàn cư vi bất thiện”. Như vậy những người đó không bao giờ biết đến thành công mà thậm chí còn bị người đời khinh chê.

+ Người lười lao động thì không làm ra vật chất dẫn đến nghèo đói.

Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng

Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng

+ Học sinh, sinh viên lười biếng thì không thi đỗ, không thành danh sự nghiệp.

Hồ Chủ Tịch đã khẳng định: “Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỉ lại mới đáng xấu hổ”.

b. Thành công chỉ thuộc về những người đam mê công việc, chăm chỉ, cần cù.

– Những sản phẩm tinh thần và vật chất phục vụ chúng ta không tự nhiên mà có, nó là kết quả của việc tìm kiếm, khám phá, chinh phục và sự đam mê công việc.

+ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đam mê nghề y, nghiên cứu những cây thuốc, tận tâm cứu giúp người bệnh được tôn vinh là vị Tổ sư của ngành y Việt Nam.

+ Bác sĩ Paster, Alexandre Yersin những người đã làm việc quên mình để tìm ra những vacxin ngừa bệnh cho con người.

+ Nhà bác học Êđison say mê tìm tòi thí nghiệm đã có những phát minh quan trọng làm thay đổi bộ mặt thế giới: máy chiếu phim, máy quay phim…

+ Bản thân Lỗ Tấn là một minh chứng sống cho câu nói trên. Ông xuất thân từ một gia đình quan lại sa sút đời Thanh. Rời gia đình lúc còn trẻ, học hằng hải địa chất rồi Y học, ông đạt nhiều thành công trong lĩnh vực văn chương với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Gào thét, bàng hoàng, A. Quy chính chuyện.

III. KB

– Muốn rút ra bài học cho bản thân mỗi chúng ta đặc biệt là học sinh, sinh viên cần phải siêng năng đam mê khám phá.

– Cần lấy câu nói của Lỗ Tấn làm phương châm sống và học tập.

Thảo luận cho bài: NLXH: Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng