Luyện tập yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi.
Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi” làm nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ. Huấn luyện quan sĩ, tập dượt cung tên khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai.
Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
a. Trong đoạn văn trên, người viết đã bộc lộ những cảm xúc gì?
b. Cảm xúc ấy được biểu lộ qua những phương tiện ngôn ngữ nào?
Bài 2: Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong đoạn văn dưới đây:
ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính còn sống sót và truy tặng những người sẽ “hi sinh cho TQ”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn dã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”.
Bài 3: Điền vào chỗ trống những từ ngữ cần thiết để đoạn văn nghị luận trở nên giàu cảm xúc hơn.
“Những ngày thơ ấu” là một tập hồi kí /../ về tuổi thơ /../ của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. ở đoạn trích “Trong lòng mẹ”, tác giả đã miêu tả một cách /../ những rung động /../ của một linh hồn trẻ dại. Đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.
Bài 4: Hãy thêm những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm để làm cho đoạn văn nghị luận sau đây có sức thuyết phục hơn.
b. Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ những nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hoà với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. Hiện tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già. Đối với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt. Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù trói buộc, thực tại tầm thường giả dối. Điều đó cũng là khát vọng của một cái “Tôi” đòi giải phóng.
Bài 5: Cho luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta nhiều kiến thức bổ ích”. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 – 8 câu có sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm.
GỢI Ý
Bài 1: Đây là một đoạn văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của TQTuấn. Trong đvăn này, tác giả đã chỉ ra những việc nên làm để khích lệ tướng sĩ quyết tâm chiến đấu chống xâm lược. Để tăng sức thuyết phục, bên cạnh lập luận chặt chẽ, tgiả còn bộc lộ cảm xúc qua việc lựa chọn từ ngữ (nay ta bảo thật, mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ,..), các hình ảnh ( đặt mồi lửa dưới đống củi, làm rữa thịt Vân Nam Vương, êm ấm gối chăn,..) và tạo lập cấu trúc trùng điệp “chẳng những … mà còn…”
Bài 2: Đây là một đoạn văn trong “Bản án chế độ TD Pháp” của NAQ. Trong đvăn này, tgiả đã vạch trần bộ mặt bịp bợm của bọn cầm quyền Đông Dương khi nói về sự trái ngược giữa lời lẽ long trọng, đẹp đẽ và thực tế bắt lính tàn bạo dã man ấy. Để tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận, tgiả đã sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm:
– Giọng điệu châm biếm: Dùng từ ngữ diễn tả tình huống tương phản (ấy thế mà, nếu quả thật..), câu hỏi tu từ.
– Xây dựng hình ảnh biểu cảm: xích tay điệu về tỉnh lị, lưỡi lê tuốt trần,…
Bài 3: Có thể tìm những từ đồng nghĩa với các từ sau:
1- trung thực, 2- cảm động, 3- tinh tế, 4- cực điểm.
Bài 4: Tham khảo đvăn sau:
a. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái TG của những tình cảm ta đã trao cho cảnh vật: sự mệt mỏi, say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi đau khổ chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.
b. Các bạn tự làm nhé
Bài 5: Các bạn tự làm nhé