Khảo sát chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Đề chọn học sinh giỏi môn ngữ văn 6
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu, Lượm)
- Xác định các từ láy có trong đoạn thơ.
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả chú bé Lượm.
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
Câu 3. (6,0 điểm)
Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số.
————HẾT—————
HƯỚNG DẪN CHẤM
- Hướng dẫn chung
– Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
– Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
- Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN | ĐIỂM | |
Câu 1
(2,00) |
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề: | |
a. Các từ láy có trong đoạn thơ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh | 1,00 | |
b. Tác dụng của biện pháp tu từ:
– Xác định định được biện pháp tu từ so sánh – Tác dụng: làm cho hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, hồn nhiên, vui tươi, đáng yêu… * HS có thể nêu thêm biện pháp tu từ ẩn dụ (con đường vàng), điệp ngữ (cái) song đề chỉ yêu cầu học sinh xác định và nói được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. |
1,00 | |
Câu 2
(2,00) |
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới. | |
+ Về mặt hình thức: đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy). | 1.00 | |
+ Về mặt nội dung: cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre: vẻ đẹp bình dị, gần gũi (người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam) và nhiều phẩm chất đáng quý (gắn bó, thủy chung với con người: trong sinh hoạt, lao động, chiến đấu…) | 1.00 | |
Câu 3
(6,00) |
Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kýcủa nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng của mình khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số. |
|
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. – Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. – Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
||
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và kiểu văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, học sinh nhập vai để kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng của Dế Mèn (câu chuyện phải được kể ở ngôi thứ nhất). Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: |
||
– Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra sự việc. | 1,00 | |
– Diễn biến của sự việc: căn cứ vào những tình tiết trong câu chuyện để kể lại sự việc
+ Sự xuất hiện của chị Cốc trong buổi chiều ở trước cửa hang + Cuộc đối thoại với Dế Choắt khi bày mưu trêu chị Cốc + Trêu chị Cốc và chui vào hang. + Tai họa đến dẫn đến cái chết của Dế Choắt – Diễn tả tâm trạng khi đứng trước mộ bạn: thương cảm, ăn năn hối hận về việc mình đã làm. |
4,00 | |
– Bài học được rút ra qua sự việc. | 1,00 | |
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. |