Đề thi Học sinh giỏi Văn 8 THCS Đa Lộc

Đề thi Học sinh giỏi Văn 8 THCS Đa Lộc

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề chọn học sinh giỏi văn 8 vòng 1 trường Hoàng Hoa Thám 2012-2014

PHÒNG GD HẬU LỘC

TRƯỜNG THCS ĐA LỘC

Môn: Ngữ văn Lớp 8

ĐỀ THI CHỌNHỌC SINH GIỎI

 (Thời gian làm bài: 150 phút)

 

Câu 1 : (4 điểm)

Hãy tìm và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Quê hương – Tế Hanh)

 

Câu 2: ( 4 điểm )

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng )

Câu 3 : (12 điểm)

Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam  trước cách mạng tháng tám năm 1945.

Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

—- Hết —-

Đề thi Học sinh giỏi Văn 8 THCS Đa Lộc

Đề thi Học sinh giỏi Văn 8 THCS Đa Lộc

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM

Câu 1 : (4điểm)

Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như“con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.                    (1điểm)

– Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.          (1điểm)

– Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt… được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi.                                                  (1 điểm)

– Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (1điểm)

Câu 2 (4 đ)

-Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ)

-Nội dung: (3,5 đ)

+Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.(2,5đ)

+Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng  đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và  nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc .  (0,5đ)

+Nêu được cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. .(0,5đ)

Câu 3 : (12 điểm)

  1. Yêu cầu về hình thức (2 điểm)

* Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học.

–         Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ.

–         Trình bày sạch sẽ, chữ  viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về nội dung (10 điểm)

Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .

  1. a)Mở bài(1 điểm):

– Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. (0,25)

– Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ  nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. (0,25)

  1. b)Thân bài(8 điểm):

* Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.(8 đ)

– Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. (2 đ)

+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.(1 đ)

+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. .(0,5 đ)

+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu(0,5 đ)

– Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng     như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại… tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. (2 đ)

–  Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: (2 đ)

Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng

“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.

– Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. (1 đ)

+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.

*Đánh giá: Chị Dậu chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.(1 đ)

  1. c)Kết bài(1điểm)

– Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm… (0,25)

– Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. (0,25)

– Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ  Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. (0,25)

– Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu  của văn học hiện thực phê phán. (0,25)

Thảo luận cho bài: Đề thi Học sinh giỏi Văn 8 THCS Đa Lộc