Hệ tuần hoàn (tiếp)

Hệ tuần hoàn (tiếp)

Cân bằng nội môi

Tim và hệ mạch đã hoạt động như thế nào để máu di chuyển liên tục theo một hệ thống tuần hoàn kín. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây ?

I.  Hoạt động của tim

1. Tính tự động của tim

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì  của tim

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim

Hệ tuần hoàn (tiếp)

Hệ tuần hoàn (tiếp)

Hình 1 : Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim

Hệ dẫn truyền tim bao gồm

  • Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất
  • Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất , tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ
  • Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim :

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ →Tâm nhĩ co →Lan truyền đến nút nhĩ thất →Bó His →Mạng lưới Puockin →Lan khắp cơ tâm thất →Tâm thất co

Kết quả :

Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ

2. Chu kì hoạt động của tim

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ => pha co tâm thất => pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha – 0,8 s  :

  • Pha co tâm nhĩ : 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ →Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  →van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

  •  Pha co tâm thất : 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

  •  Pha giãn chung : 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

Nhận xét  

=> Tâm nhĩ co 0,1 s , giãn 0,7 s ; tâm thất co 0,3 s , giãn 0,5 s

=> Thời gian nghĩ ngơi nhiều hơn thời gian làm việc, tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi

Hình 2 : Chu kì hoạt động của tim

Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn( từ tĩnh mạch về tâm nhĩ →tâm thất →động mạch→các cơ quan )

II.  Hoạt động của hệ mạch

1.    Cấu trúc của hệ mạch

Hệ mạch gồm : Động mạch chủ →Động mạch nhánh →Tiểu động mạch chủ →Mao mạch →Tiểu tĩnh mạch →Tĩnh mạch nhánh→Tĩnh mạch chủ

Động mạch : thành mạch dày ( nhiều cơ và mô liên kết →Tính đàn hồi cao → chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu→ giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch )

Mao mạch : thành  rất mỏng , chỉ gồm một lớp biểu mô →dễ dàng thực hiện quá trình trao đỏi chất với các tế bào

Tĩnh mạch : Thành mạch rộng , lòng mạch rộng hơn thành động mạch , có van tổ chim để cho máu di  chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại

           Hình 3 : Cấu trúc hệ mạch

2.    Huyết áp

Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).

Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch

Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn

Huyết áp phụ thuộc vào các tác  nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch.

Ví dụ: Khi tim đập nhanh , mạnh →huyết áp tăng

Khi tim đập chậm và yếu →huyết áp giảm

Càng xa tim thì huyết áp càng giảm( huyết áp động mạch> huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)

Nguyên nhân của sự giảm ma sát trong hệ mạch là do

+ Sự ma sát của máu với thành mạch

+ Sự ma sát giữa các phân tử máu khi vận chuyển

       

  Hình 4 : Huyết áp

 3.    Vận tốc máu

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng  tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch

( vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động  và tĩnh mạch)

Ý nghĩa : Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch →đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết

Máu  chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

III.    Bài tập ứng dụng

Câu 1 : Tại sao người già nên hạn chế hoặc kiêng ăn mỡ động vật ?

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ là thức ăn chứa nhiều cholesterol . Khi cholesterol tăng nhiều trong máu, nó sẽ bị lắng đọng và tích lũy quá mức ở tế bào nội mạc để dần hình thành mảng đông lipit và phát triển thành những mảng vữa xơ, tạo nên bệnh vữa xơ động mạch, làm cho thành mạch kém đàn hồi, dẫn đến tăng huyết áp.

Câu 2 : Tại sao ở người cao tuổi thường hay bị huyết áp cao?

Mạch máu bị xơ cứng tính đàn hồi kém và sức cản tăng gây tăng huyết áp

Câu 3 : Tại sao ở người huyết áp cao hay bị xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong hay bại liệt?

Xuất huyết não là hiện tượng vỡ mạch máu não. Máu động lại thành cục (tiểu cầu bị vỡ) dẫn đến tử vong. Hoặc máu đông nhiều chèn ép các trung khu ở não đặc biệt là trung khu vận động gây bại liệt nữa người phía đối diện

Câu 4 : Tai sao người mắc bệnh huyết áp không nên ăn quá mặn ?

Vì ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

Thảo luận cho bài: Hệ tuần hoàn (tiếp)