Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội – vấn đề nhân đạo.
Những “biểu hiện lâm sàng” của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc bình thường. Người ta thấy việc làm càn không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng không bênh vực. Những líu do “đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm..” càng tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem nhu một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thương, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chác chắn một điều rằng , vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?
Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức. Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt hơn nếu họ được sống trong môi trương ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên những cảnh xua đuổi người hành khuất, bố thí với ánh mắt dè bĩu, khinh thường của các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khàn cả cổ…Ai dám bảo văn minh là thế?
Những người dân thường đã thế, nếu những người nằm trong đội ngũ lãnh đạo cũng có những người vô cảm, những người thờ ơ trước nỗi khổ dân nghèo, những con người làm các ngành nghề lương tâm như bác sĩ, giáo viên… mà vô cảm thì thế nào? Cuộc sống ngày càng xô bồ, hối hả. Mọi người cứ chạy theo cái vòng quay của cuộc sống. NGười ta mưu sinh chạy theo đồng tiền mà nhiều khi lại bị chính nó điều khiển. Những bản chất truyền thống tốt đẹp của con người bị đồng tiền che lấp. Người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi người khác. Dần ra, họ sống cuộc sống vô cảm, thậm chí vô nhân đạo , không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Một người sống trong môi trường không có sự quan tâm chia sẻ giữa mọi người lẫn nhau thì càng có nguy cơ mắc bệnh vô cảm. Không có gì nguy hiểm hơn là một xã hội toàn những người vô cảm.
Ta vẫn thường nghe đâu đó có câu: “Người với người sống để yêu nhau” không có tình yêu của con người với nhau thì đâu thể gọi là xã hội loài người. Vậy nên phải tao ra môi trường sống đầy tình yêu, sự quan tâm, san sẻ với nhau, có như thế căn bệnh vô cảm mới có thể được chữa.
Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM trong xã hội ta hiện nay.
BÀI LÀM
I. Mở bài
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
II. Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
5. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Lại có trường hợp cha bạo hành con đẻ như vụ:
4. Hậu quả của bệnh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật buồn đau và thất vọng biết bao!
5. Bài học nhận thức và hành động.
Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.