Đề thi vật lý lớp 11 học kỳ II – THPT Nam Trực – Nam Định
Đề thi vật lý lớp 11 học kỳ II sở GD&ĐT Đồng Tháp
Thời gian làm bài: 60 phút
I/ Phần trắc nghiệm (3điểm):
Câu 1: Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn như hình vẽ. Tịnh tiến khung dây theo các cách sau
I/ Đi lên, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng điện thẳng không đổi.
II/ Đi xuống, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng điện thẳng không đổi
III/ Đi ra xa dòng điện
IV/ Đi về gần dòng điện
A. I và II
B. II và III
C. III và IV
D. IV và I
Câu 2: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong một mặt phẳng vuông góc với dây dẫn và đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào dưới dây không đúng
A. véc tơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau
B. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau
C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau
D. M và N đều nằm trên một đường sức từ
Câu 3: Một vòng dây kín, phẳng, đặt trong từ trường đều. Trong các yếu tố sau
I/ Diện tích S của vòng dây
II/ Cảm ứng từ của từ trường
III/ Khối lượng của vòng dây
IV/ Góc hợp bởi mặt phẳng của vòng dây và đường cảm ứng từ
từ thông qua diện tích S của vòng dây phụ thuộc vào các yếu tố nào
A. I và II
B. I, II và III
C. I, II và IV
D. I và II
Câu 4: Ai là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ
A. Len-xơ
B. Faraday
C. Henrri
D. Eíntein
Câu 5: công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, chiều dài l.
A. L = 10-7NSlNSl
B. L = 4π.10-7N2lSN2lS
C. L = 10-7N2SlN2Sl
D. L = 4π.10-7N2SlN2Sl
Câu 6: Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có véc tơ cảm ứng từ →B1B1→, do dòng điện thứ hai gây ra có véc tơ cảm ứng từ →B2B2→, hai véc tơ →B1B1→, →B2B2→ có hướng vuông góc với nhau. Góc hợp bởi véc tơ cảm ứng từ tổng hợp ⃗BB→ và →B1B1→, được tính theo công thức
A. cos α = B2BB2B
B. tan α = B1B2B1B2
C. sin α = B1BB1B
D. tan α = B2B1B2B1
Câu 7: hai dây dẫn thẳng dài song song mang hai dòng điện ngược chiều I1; I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn là
A. B = 0
B. B = B1 + B2
C. B = √B21+B22B12+B22
D. B = |B1 – B2|
Câu 8: Có ba nam châm giống nhau được thả rơi thẳng đứng từ cùng một độ cao so với mặt đất
thanh thứ nhất rơi tự do thời gian rơi t1
thanh thứ hai rơi qua một ống dây dẫn để hở, thời gian rơi t2
thanh thứ ba rơi qua một ống dây dẫn kín, thời gian rơi t3[/b]
Biết trong khi rơi thanh nam châm không chạm vào ống dây. Chọn đáp án đúng:
A. t1 = t2 = t3 .
B. t1 = t2 < t3
C. t3 = t2 < t1
D. t1 < t2< t3
Câu 9: Một đoạn dây thẳng có dòng điện được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ . Để lực từ tác dụng lên dây đạt giá trị cực đại thì góc α giữa dây dẫn và phải bằng:
A. α = 900.
B. α = 00.
C. α= 1800.
D. α = 600.
Câu 10: Một mạch điện kín có dòng điện biến thiên chạy qua. Trong các yếu tố sau :
I/ Cấu tạo của mạch điện.
II/ Tốc độ biến thiên của dòng điện qua mạch
III/ Cường độ của dòng điện qua mạch
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch phụ thuộc các yếu tố nào ?
A. I và III
B. II và III
C. Cả ba yếu tố
D. I và II
Câu 11: Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì
A. Chúng hút nhau.
B. Có lúc hút, có lúc đẩy.
C. Không có tương tác với nhau.
D. Chúng đẩy nhau.
Câu 12: Khi một electron bay vào vùng từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ (bỏ qua tác dụng của trọng lực). Đáp án nào sau đây không chính xác:
A. Quỹ đạo của electron là một đường tròn.
B. Tốc độ của electron không đổi.
C. Năng lượng của electron tăng dần.
D. Lực Lorenxơ không thực hiện công.
II/ Phần tự luận (7điểm)
Bài 1 (2 điểm): một khung dây dẫn hình tròn có diện tích là 200cm2, gồm 50 vòng dây quay đều với tốc độ góc ω = 50rad/s, trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05T. Trục quay Δ của khung nằm vuông gó với đường sức từ (như hình 1). Ở thời điểm ban đầu t = 0 véc tơ pháp tuyến của khung dây trùng với véc tơ cảm ứng từ
a/ Tính từ thông xuyên qua khung dây lúc t = 0
b/ tính suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung dây trong thời gian nó quay được góc 60o kể từ vị trí ban đầu
Bài 2 (2điểm): một lăng kính có chiết suất n = √3 có tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng đơn sắc nằm trong một tiết diện thẳng của lăng kính vào mặt bên AB (như hình 2)
a/ KHi góc lệch có giá trị cực tiểu. Tính góc tới lăng kính và góc lệch cực tiểu đó.
b/ Khi chiếu tia tới vuông góc với mặt bên AB của lăng kính và ở gần đỉnh A của lăng kính. Hãy lập luận rồi vẽ tiếp đường đi của tia sáng.
Bài 3 (3 điểm): Một thấu kính hội tụ tiêu cực 20cm. Vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính, trước thấu kính 15cm.
a/ Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh? vẽ hình đúng tỉ lệ
b/ giữ thấu kính cố định. Hỏi phải dịch chuyển vật dọc trục chính theo chiều nào, một đoạn nhỏ nhất bằng bao nhiêu, để ảnh lớn gấp 2 lần vật.
a/ Từ thông qua N vòng dây là Φ = NBS.cosα = 5.10-2Wb
b/ Δt = Δφ/ω = (π/3)/50 = 0,02s
ΔΦ = NBS(cos60o – cos0o) = -0,025Wb
etb = |ΔΦ|Δt|ΔΦ|Δt = 1,25V
Bài tập 2:
+ Do có Dmin nên r1=r2=A/2=300
+ Áp dụng công thức : sini1=nsinr1→ i1=600
+ Áp dụng công thức D= i1+i2-r1-r2=2(i1-r1) vì i1=i2
+ Thay số Dmin= 600
+ Tại I có i1=0 nên r1=0 tia ló đi thẳng tới điểm J ở mặt bên AC
+ Tại J có góc tới r2=A-r1=A,
có sinigh= 1/n => igh=35,260
+ Tại J có r2> ighạn =35,260 nên tại I xảy ra phản xạ toàn phần với góc phản xạ là i’=r2
+ Tia phản xa JK tới BC với góc tới i3=0 nên tia ló đi thẳng ra ngoài theo hướng KR
Bài tập 3:
+ Áp dụng công thức Thấu kính
d’ = dfd−fdfd−f = -60cm < 0 => ảnh ảo
+ k = -d’/d = 4 > 0 và A’B’= 4AB = 8cm => ảnh cùng chiều vật, cao 8cm
+ Vẽ hình đúng tỷ lệ , đúng nét, và có chiều truyền sáng
+ TH1 ảnh cùng chiều:
k = -d’/d1 = f/(f-d1) = 2 => d1 = 10cm < d (dịch lại gần)
+ TH2 ảnh ngược chiều :
k = -d’/d2 = f/(f-d2) = 2 => d2 = 30cm > d (dịch ra xa)
+ Ta có d-d1=5cm < d2-d=15cm. Vậy phải dịch chuyển vật lại gần ít nhất 5cm