Đề thi vật lý lớp 11 học kỳ II sở GD&ĐT Đồng Tháp
Thời gian là bài 45 phút
I/ Phần chung (8 điểm)
Câu 1 (1điểm): Phát biểu định nghĩa đường sức từ
Câu 2 (1điểm): phát biểu định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng
Câu 3 (1điểm): Nêu cấu tạo của lăng kính
Câu 4 (2điểm): Cho hai dòng điện I1 = I2 = 6A chạy trong hai dây dẫn dài, song song, cách nhau 30cm theo cùng một chiều (hình vẽ). Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách hai dây dẫn lần lượt MO1 = 10cm; MO2 = 20cm
Câu 5 (2điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cực 20cm. Tìm vị trí của vật trước thấu kính để ảnh của vật tạo bởi thấu kính gấp 4 lần vật.
Câu 6 (1điểm): Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức từ một góc 30o. Vận tốc ban đầu của proton v = 3.107m/s và từ trường có cảm ứng từ B = 1,5T. Tính độ lớn của lực Lorenxơ tác dụng lên proton. Biết điện tích của protonn là q = 1,6.10-19C
II/ Phần riêng – Tự chọn (2đ)
Thí sinh chọn một trong hai câu
Câu 7a (2điểm): mắt người có điểm cực viễn và điểm cực cận cách mắt lần lượt là 50cm và 10cm biết kính đeo sát mắt.
a/ Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết,, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu.
b/ Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu.
Câu 7b (2điểm): Vật sáng AB đặt cách thấu kính một đoạn 20cm cho ảnh A’1B’1 rõ nét trên màn M. Cho vật dịch chuyển một đoạn a = 2cm lại gần thấu kính ta phải dịch chuyển màn M một đoạn b để lại hứng được A’2B’2 rõ nét trên màn. Biết A’1B’1 = (5/3)A’2B’2. Tính tiêu cự của thấu kính và đoạn dịch chuyển b của màn.
Câu 2: dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
Câu 3: lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa …) thường có dạng lăng trụ tam giác.
Câu 4:
B1 = 2.10-7I1/O1M = 12.10-6T
B2 = 2.10-7I2/O2M = 6.10-6T
B = B1 – B2 = 6.10-6T
Câu 5: k = −d′d−d′d = f−dff−df
TH1: ảnh cùng chiều vật => f−dff−df = 4 => d = 15cm
TH2: ảnh ngược chiều vật => f−dff−df = – 4 => d = 25cm
Câu 6: f = qvBsinα = 3,6.10-12N
Câu 7a:
a/ Tiêu cự của kính f = -OCV = -0,5m => D = 1/f = -2dp
b/ D = 1/d + 1/(-OCC) => d = 12,5cm
Câu 7b:
– ảnh qua kính thu được trên màn là ảnh thật => thấu kính hội tụ
– gọi d1; d’1 là vị trí vật, vị trí ảnh trước khi dịch màn
– gọi d2; d’2 là vị trí vật, vị trí ảnh sau khi dịch màn
– Vật và ảnh qua thấu kính luôn dịch chuyển cùng chiều ta có
d2 = d1 – a = 18cm
trong 2 trường hợp ảnh đều là thật => k < 0
k1k2k1k2 = A′1B′1A′2B′2A1′B1′A2′B2′ = 5353
=> f−d1f−d2f−d1f−d2 = 5353 => f = 15cm
=> d’1 = d1f/(d1 – f) = 60cm
d’2 = d2f/(d2 – f) = 90cm
b = d’2 – d’1 = 30cm