Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 14

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 14

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề 15

 Câu 1 ( 8 điểm ) :

Hãy so sánh tình hình châu Phi và tình hình khu vực Mĩ La-tinh trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Câu 2 ( 10 điểm )  :

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ  đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào ? Em hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó.

Câu 3 ( 2 điểm )  :

Hãy hoàn thiện bảng sau:

Thời gian Sự kiện
Cộng hòa Liên bang Nam Tư ra đời
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập
Nước Cộng hòa ấn Độ chính thức thành lập
Chế độ Ba-ti-xta sụp đổ
Vụ Oatơghết buộc Tổng thống Ních-xơn từ chức
Nước Cộng hòa nhân dân Angôla chính thức thành lập
Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơ-me đỏ diệt chủng.
Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên minh châu Âu

 

HƯỚNG DẪN CHẤM  MÔN :  LỊCH SỬ

Câu 1 ( 8 điểm ) :

Tình hình châu Phi và khu vực Mĩ la-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đén nay:

  1. Phong trào giải phóng dân tộc:
  • Giống nhau: Các nước đều tuyên bố độc lập. 1đ
  • Khác nhau:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ la-tinh là thuộc địa kiểu mới, châu Phi là thuộc địa kiểu cũ. 0,5đ

+ Lãnh đạo: Giai cấp vô sản Mĩ la-tinh mạnh hơn giai cấp vô sản châu Phi. Đảng cộng sản Cu ba có vai trò lớn ở Mĩ la-tinh, cách mạng Cu ba là lá cờ đầu ở Mĩ la-tinh. Giai cấp vô sản châu Phi chưa trưởng thành. Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hầu hết do các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc (trừ một số nước Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng cộng sản nhưng lại không nắm được quyền lãnh đạo cách mạng). 1đ

+ Khu vực Mĩ la-tinh giành độc lập sớm hơn châu Phi. 0,5đ

+ Nội dung đấu tranh của nhân dân Mĩ la-tinh là chống chế độ độc tài tay sai thân Mĩ, giành, bảo vệ độc lập và củng cố độc lập, còn ở châu Phi cuộc đấu tranh của nhân dân chủ yếu là chống thực dân phương Tây để giành độc lập. 0,5đ

+ Hình thức đấu tranh: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mĩ la-tinh có các hình thức đấu tranh phong phú và đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Ngược lại, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi có đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, song đấu tranh chính trị hợp pháp là chủ yếu, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập. 1đ

  1. Công cuộc xây dựng đất nước: 

–  Giống nhau: Đã đạt được một số thành tựu nhưng khó khăn về kinh tế, xã hội còn trầm trọng. 1đ

+ Châu Phi đang đứng trước nguy cơ xâm nhập của chủ nghiã thực dân mới và sự vơ vét bóc lột của các cường quốc phương Tây; Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật và mù chữ; Sự bùng nổ về dân số; Xung đột giữa các bộ tộc và phe phái…0,5đ

+ Tình hình kinh tế của nhiều nước Phi,Mĩ la-tinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi bật, tham nhũng đã trở thành quốc nạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế. 0,5đ

–  Khác nhau:  Thành tựu đạt được của châu Phi còn nhỏ bé. Thành tựu đạt được của khu vực Mĩ la-tinh lớn hơn, một số nước đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs) như Bra-xin, Ác-hen-ti na, Mê-hi-cô.0,5đ

  1. Lưu ý:

+ Có ý sáng tạo: 0,5đ

+ Diễn đạt tốt: 0,5đ


Câu 2 ( 10 điểm )  :

  1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ  đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau:

– Mục tiêu:

+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN. 0,5đ

+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào công nhân…0,5đ

+ Khống chế , nô dịch các nước đồng minh của Mĩ. 0,5đ

– Chính sách cơ bản: Dựa vào sức mạnh Mĩ (thực lực). 0,5đ

– Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể:

+1947: Học thuyết Tru-man và chiến lược “ngăn chặn” …bị phá sản. 0,5đ

+1953: Học thuyết Ai-xen-hao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay)… quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957. 0,5đ

+ 1961: Học thuyết Ken-nơ-đi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”… 0,5đ

+ 1969: Học thuyết Ních-xơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”… phá sản ở Việt Nam. 0,5đ

+ 1981:  Học thuyết Ri-gân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ trang… 0,5đ

+ 1993: B.Clin-tơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với I-xra-en và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản, Hàn Quốc…0,5đ

+ 2001 đến nay: Bu-sơ (con) thi hành chính sách cứng rắn…0,5đ

  1. Nhận xét:

– Thất bại:

+ Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949. 0,5đ

+ Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959. 0,5đ

+ Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975. 0,5đ

+ Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo I-ran 1979. 0,5đ

+ Vụ khủng bố 11-9-2001. 0,5đ

– Thành công:

+ Góp phần quan trọng làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. 0,5đ

+ Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống I-rắc (1990-1991). 0,5đ

c. Lưu ý:

+ Có ý sáng tạo: 0,5đ

+ Diễn đạt tốt: 0,5đ


Câu 3 ( 8 ý x 0,25đ = 2 điểm )  :

Thời gian Sự kiện
29-11-1945 Cộng hòa Liên bang Nam Tư ra đời
1-10-1949 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập
26-1-1950 Nước Cộng hòa ấn Độ chính thức thành lập
1-1-1959 Chế độ Ba-ti-xta sụp đổ
1974 Vụ Oatơghết buộc Tổng thống Ních-xơn từ chức
11-11-1975 Nước Cộng hòa nhân dân Angôla chính thức thành lập
7-1-1979 Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơ-me đỏ diệt chủng.
1990 Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên minh châu Âu

Thảo luận cho bài: Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 14