Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 8

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 8

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 9

PHẦN I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 điểm)

 Câu 1:(2điểm)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đông Nam Á có những biến đổi to lớn gì? Trong đó biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

 Câu 2: (3điểm)

Hiện nay trật tự thế giới mới đang hình thành như thế nào ?

  Câu 3: (3điểm)

Trình bày sự phân kỳ lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay và nêu rõ đặc điểm của từng thời kỳ lịch sử ?

PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 điểm)

   Câu 1: (2,5 điểm)

Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào? Cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp ?

Câu 2: (2,5 điểm)

Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925 theo mẫu sau :

 

Thời gian     Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
1911
1919
1920 tháng 7
tháng 12
1921
1923
1924
 6 – 1925

  Câu 3: (3 điểm)

Trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì sao nói sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930 là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam ?

   Câu 4: (4 điểm)

Chứng minh chính quyền Xô Viết Nghệ – Tỉnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ? Ý nghĩa cuả phong trào1930 – 1931


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

  * Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai :

– Các nước Đông Nam Á giành được độc lập  (0,25 điểm)

– Phát triển kinh tế xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn : Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-do-ne-xi-a, Việt Nam . . .(0,25điểm)

– Trước tháng 04 – 1945 các nước trong khu vực Đông Nam Á đối đầu với ba nước Đông Dương . . . sau chuyển dần sang đối thoại và hội nhập, hiện nay đều cùng ở Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) .(0,5 điểm)

        * Biến đổi quan trọng nhất :

– Chuyển sang đối thoại và hội nhập

Vì đây là tổ chức liên minh chính trị – kinh tế – văn hoá nhằm xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực .(1 điểm)

  Câu 2: (3 điểm)

     Sự hình thành trật tự thế giới mới phụ thuộc vào các yếu tố :

– Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới.(0,75 điểm)

– Sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật (0,75 điểm)

– Thực lực mọi mặt của Mỹ, Nga, Trung quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp. (0,75 điểm)

– Tuy nhiên, quan hệ quốc tế ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI (0,75 điểm)

Câu 3: (3 điểm)

  * Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay :

a. Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của TK XX :

– Mặc dù còn những thiếu sót, chủ nghĩa xã hội đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, . . . có tác động to lớn vào sự phát triển của cục diện thế giới .(0,5 điểm)

– Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi bộ mặt thế giới . . . (0,25 điểm)

– Chủ nghĩa tư bản với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và mang những đặc điểm mới  (0,25 điểm)

– Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giữa “hai cực” Xô – Mỹ diển ra gay gắt .(0,25 điểm)

 b. Từ nữa sau những năm 70 của thế kỷ XX đến năm 1991:

– Sự khủng hoảng và  sụp đỗ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn ở Liên Xô và Đông Âu . . .(0,5 điểm)

– Chấm dứt “chiến tranh lạnh” và xu thế đối đầu chuyển dần sang xu thế đối thoại  . . .(0,5 điểm)

  c. Từ năm 1991 đến nay.

Một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành (0,5 điểm)


PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 điểm)

Câu1: (2,5 điểm)

Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá: (thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp)

– Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân và chống lại Cách mạng, chúng trở thành đối tượng của Cách Mạng.

Một phận nhỏ có tinh thần yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

– Giai cấp tư sản : mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời. Có hai bộ phận :

+ Tư sản mại bản : có quyền lợi gắn bó với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng .

+ Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh phát triển kinh tế độc lập ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thoả hiệp, cải lương.

– Tầng lớp tiểu tư sản: Nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc,dân chủ ở nước ta.

– Giai cấp nông dân : Do bị áp bức, bóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến vì vậy nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của Cách Mạng.

– Giai cấp công nhân: Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.

Câu 2: (3 điểm)

   a. Quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam:

– Từ sau khi xuất hiện ba tổ chức cộng sản, tình trạng chia rẽ và mặt tổ chức diễn ra trong hàng ngủ những người cộng sản Việt Nam. Một yêu cầu cấp thiết được đề ra là phải thống nhất những người cộng sản Việt Nam trong một Đảng duy nhất. Có như thế mới thống nhất được lực lượng quần chúng . . .(0,5 điểm)

– Trong bối cảnh đó, hội nghị thành lập Đảng đã được tiến hành đầu tháng 2 – 1930 tại Hương cảng dưới sự chủ toạ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. (0,5 điểm)

– Các đại biểu đã phân tích tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, thấy rõ cần thiết phải chấm dứt tình trạng chia rẽ và lập một Đảng Cộng Sản thống nhất trong toàn quốc .(0,5 điểm).

– Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 3 – 2 – 1930. Trong hội nghị thành lập Đảng đã thông qua chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam. (0,5 điểm)

 b. Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam :

– Đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo. (0,5 điểm)

– Mở đầu thời kỳ cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo . (0,25 điểm)

– Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. (0,25 điểm)

 Câu 3: (2,5 điểm)

Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925

Thời gian Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
1911 Ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng (0,25 điểm)
1919 Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai (0,25 điểm)
 

1920

tháng 7 Đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê- Nin (0,25 điểm)

Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp (0,25 điểm)

 

tháng 12

1921 Lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Ra  báo “người cùng khổ” (0,5 điểm)
1923 Dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành (0,25 điểm)
1924 Dự Đại hội Quốc tế Cộng Sản lần thứ V – Đọc tham luận (0,25điểm)
6 – 1925 Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (0,5 điểm)

 

Câu 4: (4 điểm)

* Xô viết Nghệ – Tỉnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng :

– Tổ chức chính quyền : Khi chính quyền địch tan rã ở nhiều địa phương, các Ban chấp hành Nông hội xã đã đứng ra quản lý đời sống. Đây là hình thức của chính quyền Xô viết (0,5 điểm)

– Chính sách :

+ Về chính trị : Ban bố thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thành lập các đoàn thể quần chúng Nông hội, Công hội, Hội phụ nữ giải phóng (0,5 điểm)

+ Về kinh tế : Chia lại ruộng đất cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, thực hiện giảm tô, xoá nợ (0,5 điểm)

+ Về văn hoá, xã hội : Tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ tệ nạn xã hội (0,5 điểm)

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931 :

– Đây là sự kiện trọng đại của lịch sử nước ta (0,5 điểm)

+ Lần đầu tiên liên minh công nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh vào nền thống trị của đế quốc, phong kiến (0,5 điểm)

+ Chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của thực dân phong kiến, xây dựng xã hội mới (0,5 điểm)

– Đây là cuộc diển tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để chuẩn bị cho cách mạng tháng tám (0,5 điểm)

Thảo luận cho bài: Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12: Đề Số 8