Đề luyện Học Sinh Giỏi Văn 8 số 2

Đề luyện Học Sinh Giỏi Văn 8 số 2

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Luyện đề ” Đi bộ ngao du “

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

* Có đoạn thơ.

…Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

*Trả lời bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng vào chữ cái in hoa đầu câu.

1. Ai là tác giả đoạn thơ trên? Tên bài thơ là gì?

A. Tế Hanh ; Quê hương

B. Vũ Đình Liên; Ông đồ

C. Tố Hữu; Khi con tu hú.

D. Thế Lữ: Nhớ rừng

2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào.

A. Thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Lục bát.

C. Thơ mới 8 chữ.

D. Song thất lục bát.

3. Trong đoạn thơ trên có hay không từ tượng hình, tượng thanh? Nếu có, là mấy từ mỗi loại, chỉ ra cụ thể?

A. Không có.

B. Không có từ tượng thanh; có từ tượng hình: 2 từ: lênh láng, gay gắt.

C. Không có từ tượng hình; có từ tượng thanh: tưng bừng.

D. Có cả từ tượng thanh (1 từ tưng bừng); từ tượng hình (2 từ: lênh láng, gay gắt).

4. Trong đoạn thơ trên có bao nhiêu câu nghi vấn, bao nhiêu câu cảm thán, bao nhiêu câu phủ định, bao nhiêu câu trần thuật?

A. 5 câu   B. 15 câu    C. 20 câu.

D. Không có câu trần thuật, chỉ có 2 loại câu trên kết hợp trong 5 câu. Mỗi câu vừa là câu hỏi, câu cảm.

Đề luyện Học Sinh Giỏi Văn 8 số 2

Đề luyện Học Sinh Giỏi Văn 8 số 2

5. Phân tích ngữ pháp để thấy trật tự từ đặc biệt trong câu thơ sau: Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.

Câu ấy thuộc loại câu nào? A hay B? C hay D?

A. Câu đơn. C. Câu trần thuật.

B. Câu ghép. D. Câu khẳng định.

6. Những từ ngữ sau có thể xếp vào những trường nghĩa nào?

A. Vàng, xanh, chiều lênh láng máu, mảnh mặt trời gay gắt.

B. Đêm, bình minh, ngày, chiều, chết mảnh mặt trời.

C. Đứng uống, lặng ngắm, ngủ, đợi, chiếm lấy.

D. Suối, ngàn, rừng, giang sơn, mưa, nắng, chim, trăng tan.

7. Đoạn văn trên:

A. Tả cảnh thiên nhiên

B. Tả cảnh thiên nhiên biến đổi.

C. Tả cảnh thiên nhiên thay đổi để diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình: con hổ.

D. Tả cảnh thiên nhiên thay đổi trong nỗi nhớ quá khứ tự do oai hùng của Chúa sơn lâm.

8. Phân tích cách ngắt nhịp của đoạn thơ trên; từ đó rút ra kết luận chung về nhịp điệu đoạn thơ này.

9. Cách gieo vần chủ yếu (phổ biến) trong đoạn thơ là loại vần gì? Phân tích cụ thể.

10. Giữa hai bài Nhớ rừng và Quê hương có sự giống nhau nào?

A. Thể thơ tám chữ.

B. Thơ mới lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945.

C. Vần gieo chủ yếu: vần chân, vần liền.

D. Thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

—————————–

Phần II. Tự luận (bài làm văn ngắn).

Chọn một trong các đề bài sau, viết thành bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi.

*Đề 1: Giải thích cụm từ Hào khí Đông A. Hào khí ấy được thể hiện như thế nào trong bài Hịch tướng sĩ?

*Đề 2: Cách vẽ phóng to bản đồ lịch sử (địa lý) trên giấy khổ lớn.

*Đề 3: Thử làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách tham quan ngôi đình (chùa, đền hoặc một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…) ở quê hương em.

Đề luyện Học Sinh Giỏi Văn 8 số 2

Thảo luận cho bài: Đề luyện Học Sinh Giỏi Văn 8 số 2