Dạng toán kim loại tác dụng với nước

Dạng toán kim loại tác dụng với nước

Những kim loại nào tác dụng được với nước? Kim loại tác dụng với nước bao gồm các dạng bài nào? Phương pháp giải của từng dạng bài đó? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Lý thuyết cacbon

I.PHƯƠNG PHÁP

Dạng 1: Kim loại tác dụng với nước, xác định kim loại hoặc định lượng bazo, hidro

Một số kim loại kiềm: Na, K, Ba, Ca … tác dụng với H2O  dd kiềm và H2

VD:             2Na  +  2H2O    2NaOH   +  H2

Ba   +  2H2O    Ba(OH)2  +  H2

Nhận xét:

– Điểm giống nhau ở các phản ứng trên:  nOH trong bazơ =2

– Nếu lấy hóa trị của kim loại (gọi là a) nhân (số mol kim loại) = 2 số mol H2

Có công thức:

Dạng 2: Kim loại tác dụng với nước, sau đó dung dịch tạo thành được trung hòa bằng dung dịch axit:

H+ + OH → H2O

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nH+ = nOH- = 2nH2

=>Nếu là axit HCl thì nCl- = 2nH2

Nếu là axit H2SO4 thì  = nH2

Dạng 3: Kim loại tác dụng với nước, sau đó dung dịch tạo thành tác dụng với dung dịch muối

Từ quá trình H2O → H+ + OH

Ta có: nOH- = 2nH2

Sử dụng các định luật bảo toàn điện tích ta có:

Dạng toán kim loại tác dụng với nước

Dạng toán kim loại tác dụng với nước

II.BÀI TẬP MẪU

Bài 1. Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loai Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng bazơ sinh ra là:

A. 2,1 g                B. 2,15g               C. 2,51g               D. 2,6g

Giải:

mol

Cần nhớ rằng các kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì nOH trong bazơ=2mà nOH trong bazơ= 2.0,02 = 0,04 mol

mbazơ= mkim loại + mOH = 1,83 + 0,04.17 = 2,51 g.

=>Chọn đáp án B

Bài 2.  Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)

A. Be và Mg.           B. Mg và Ca.        C. Sr và Ba.                   D. Ca và Sr.

Giải:

Vận dụng công thức   n kim loại=

=

=> Chọn đáp án D

Bài 3. Cho 1,24 g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 1,92 g hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít           B. 0,48 lít             C. 0,336 lít           D. 0,448 lít.

Giải:

mbazơ= mkim loại + m gốc OH  m gốc OH= mbazơ – mkim loại= 1,92 – 1,24 = 0,68g

n gốc OH= 0,04 mol

Kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì nOH trong bazơ=2

hay nOH trong bazơ   .0,04 = 0,02 mol

0,02 .22,4 = 0,448 lít.

=>Chọn đáp án D

Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2m cần trung hòa dung dịch Y là:

A.120ml               B.60ml                 C.150ml               D.200ml

Giải:

=  = 0,12 mol

= 0,12/2 = 0,6 (l) = 60 ml

=>Chọn đáp án B

Bài 5: Cho 8,5g hỗn hợp Na và k tác dụng với nước thu được 3,36l khí hidro (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được m(g) kết tủa. Giá

trị của m là:

A.5,35g                B.16,05g              C.10,70g              D.21,40g

Giải:

Ta có: nOH- = 2nH2 = 2. = 0,3 mol

 =  = .0,3 = 0,1 mol

= 0,1.107 = 10,7g

=>Chọn đáp án C

III.BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1:  Cho 0,6 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là: (cho Li = 7, Na= 23, K = 39; Ca = 40)

A. Li và Na.         B. Li và K            C. Na và K.                    D. Ca và K

Bài 2: Cho 1,77 g hỗn hợp Ca và Ba tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,27g hỗn hợp 2 bazơ Ca(OH)2 và Ba(OH)2.Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít          C. 0,336 lít           D. 0,48 lít

Bài 3: Cho 0,85 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là:

A. 0,48g               B. 1,06g               C. 3,02g               D. 2,54g

Bài 4: Cho một hỗn hợp kim loại Na-Ba tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36l H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là:

A.150ml               B.75ml                           C.60ml                           D.30ml

Bài 5: Cho hỗn hợp Na, K, Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72l khí H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al(NO3)3 thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là:

A.7,8g                  B.15,6g                C.46,8g                D.3,9g

IV.ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ

1-A 2-B 3-A 4-A 5-B

 

Thảo luận cho bài: Dạng toán kim loại tác dụng với nước