Cơ chế điều hoà sinh sản
Quá trình sinh tinh hoặc sinh trứng ở động vật được điều hoà bởi các hooc môn
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hòa sinh tinh
a) Các loại hooc môn tham gia vào quá trình sinh tinh
Bảng 1 : Các hocmon kích thích quá trình sinh tinh
Hooc môn |
Cơ quan sản xuất |
Cơ quan tác động |
Tác dụng điều hoà sinh tinh |
GnRH | Vùng dưới đồi | Tuyến yên | Điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH. |
FSH | Tuyến yên | Ống sinh tinh | Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng |
LH | Tuyến yên | Tế bào kẽ | Kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron |
Testosteron | Tế bào kẽ trong tinh hoàn | Ống sinh tinh
|
Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng |
Hình 1 : Cơ chế điều hoà sinh tinh
b) Cơ chế điều hoà ngược
Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.
Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.
2. Cơ chế điều hòa sinh trứng
a) Các loại hooc môn tham gia
Bảng 2 : Các loại hooc môn tham gia vào quá trình sinh tinh
Hooc môn |
Cơ quan sản xuất |
Cơ quan tác động |
Tác dụng điều hoà sinh trứng |
GnRH | Vùng dưới đồi | Tuyến yên | Điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH. |
FSH | Tuyến yên | Nang trứng | Kích thích nag trứng phát triển |
LH | Tuyến yên | Thể vàng | Kích thích nang trứng chín và rụng .
Hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng |
Progestrogen | Thể vàng
Thể vàng |
Niêm mạc dạ con
Tuyến yên |
Kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
Ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH |
Estrogen. |
Hình 2 : Cơ chế điều hoà sinh trứng |
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
– Căng thẳng thần kinh
– Mùi của con đực
– Chế độ dinh dưỡng
– Các chất kích thích, chất gây nghiện.