Chứng Minh Từ 1947- 1991 Là Thời Kì “Chiến Tranh Lạnh”
Mời các bạn tham khảo thêm:
Câu 66: Vì Sao Mĩ Phát Động Chiến Tranh Lạnh
Ôn thi Lịch sử thế giới – Chương V: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ ” Chiến tranh lạnh”
Câu 65. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh/chị hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt. Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ?
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)
1. Quan hệ quốc tế từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng giữa hai phe.
– Ba sự kiện khởi đầu :
+ Ngày 12 – 3 – 1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ cho Hì Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô. Đó là “Học thuyết Truman” với nội dung quan trọng là xác lập hơn nữa mối quan hệ của Mĩ với châu Âu… ; tập hợp lực lượng của Mĩ nhằm phản ứng trước những thắng lợi vả ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.
+ Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
+ Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
– Liên Xô và Đông Âu :
+ Năm 1949, để khôi phục đất nước sau chiến tranh, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV.
+ Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, CHDC Đức, Tiếp Khắc, Rumani) thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
– Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới. Cả hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã chi những khOản ngân sách khổng lồ chO việc chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí tối tân, thành lập các căn cứ và liên minh quân sự…
– Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỷ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở một số khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông. Các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu thể hiện sự đối đầu Đông – Tây trong thời kì này là :
Cuộc phong tỏa Béclin (1948) và Bức tường Béclin (1961)…
Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954)…
Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)… Cuộc chiến tranh này là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe, bất phân thắng bại.
Cuộc khủng hoảng Caribê (1962)…
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)… Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
b. Các xu thế phát triển của thế giới :
§ Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm …
§ Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thại, thỏahiệp, tránh xung đột trực tiếp …
§ Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưngnhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố …
§ Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” … Đây là xu thế khách quan. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.
c. Liên hệ Việt Nam :
§ Thời cơ : Việt Nam có điều kiện thuận lợi để mở rộng tăng cường sự hợp tác quốc tế, tiếp thu những thành tựu khOa học – công nghệ, nhằm xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế…
§ Thách thức: Sức cạnh tranh yếu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, luật pháp chưa hoàn thiện. Hội nhập, hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo được độc lập tự do, bản sắc văn hoá dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và các hình thức bóc lột mới. Đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải vững mạnh, năng động và linh hoạt để nắm bắt kịp thời với những biến động của tình hình thế giới, có đường lối phát triển đất nước đúng đắn, biết nắm bắt thời cơ thuận lợi tạo ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia,có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong bối cảnh thế giới là một thị trường, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc…