Xu Thế Toàn Cầu Hóa
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Câu 81: Các Thời Kì Lịch Sử Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
Câu 80. Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỷ XX. Tại sao nói : Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?
Hướng dẫn làm bài
1. Bản chất :
– Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
– Về bản chất, đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
2) Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá :
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia (có khảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu).
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
– Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO, EU, ASEAN, APEC, ASEM…). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trOng việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
3) Tại sao nói toàn cầu hoá vừa là “thời cơ” vừa là “thách thức” đối với các nước đang phát triển ? (Hệ quả của xu thế toàn cầu hóa)
– Vị trí, vai trò: Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do vậy tOàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho sự phát triển của các nước.
– Thời cơ:
§ Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
§ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
§ Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
§ Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngOài, nhất là các tiến bộ khoa học – kĩ thuật,để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
– Thách thức:
§ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tất yếu của toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế – phát huy thế mạnh,hạn chế thấp nhất mức rũi ro, bất lợi để tìm ra hướng đi thích hợp.
§ Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp,chưa có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
§ Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới ,trong khi đó các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển.
§ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
** Liên hệ đến Việt Nam :
+ Thời cơ: Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nước ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
+ Thách thức:
§ Hội nhập, hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo được độc lập tự do, bản sắc văn hoá dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và các hình thức bóc lột mới.
§ Đòi hỏi Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam phải vững mạnh, năng động và linh hoạt để nắm bắt kịp thời với những biến động của tình hình thế giới, có đường lối phát triển đất nước đúng đắn, biết nắm bắt thời cơ thuận lợi tạo ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong bối cảnh thế giới là một thị trường, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc.
+ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
+ Là công dân tương lai : thanh niên Việt Nam cần nhận thấy được xu thế toàn cầu hoá ngày càng trở nên sâu sắc và tác động nhiều đến nước ta, hiện nay. Nước ta đang mở cửa nên sự tác động càng sâu sắc hơn vì vậy mỗi thanh niên Việt Nam cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt làm chủ công nghệ vì nó là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế và học tập nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ để nó đem lại hiệu quả cao cho cuộc sống, học tập kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài nhất là các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, luôn luôn rèn luyện để trở thành người có ý chí nghị lực, trở thành người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước …
Dạng câu hỏi tương tự :
1. Xu thế toàn cầu hoá thể hiện trong những lĩnh vực nào ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 2008 )
2. Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao nói : toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 2009 )
3. Nêu bản chất, biểu hiện chủ yếu và hệ quả của xu thế toàn cầu hóa ngày nay.
(Đề thi Tuyển sinh Cao đẳng năm 2008)
4. Hãy nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế tOàn cầu hóa. Phân tích mặt tích
cực và mặt tiêu cực của xu thế đó. (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2009 )