Điểm Tương Đồng Chính Sách Đối Ngoại Của Các Nước Tây Âu
Mời các bạn tham khảo thêm:
Câu 61: So Sánh Chính Sách Đối Ngoại Của Pháp Và Nhật Bản Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2
Câu 62. Có ý kiến cho rằng : tình hình kinh tế – chính trị và chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức sau Chiến tranh thế giới hai có những điểm tương đồng. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Hướng dẫn làm bài
Đồng ý với ý kiến cho rằng : “Tình hình kinh tế – chính trị chính sách đối ngoại của Anh – Pháp – Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những điểm tương đồng”.
Giải thích :
– Về kinh tế :
+ Cả Anh – Pháp – Đức đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Từ năm 1945 đến năm 1950 nền kinh tế đều phát triển chậm chạp và trong thời kỳ khôi phục. Từ năm 1950, cả 3 nước đều hoàn thành quá trình khôi phục đạt mức trước chiến tranh và bắt đầu phát triển.
+ Cả Anh – Pháp – Đức đều dựa vào kế hoạch Mácsan của Mĩ để hồi phục và phát triển kinh tế.
+ Từ sau năm 1950, nền kinh tế bắt đầu phát triển và trong những năm 50 – 60 đến nửa đầu 70 đều phát triển nhanh chóng.
+ Cả 3 nước đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, nền kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định.
– Về chính trị :
+ Cả Anh – Pháp – Đức : Đều phát triển theo chế độ tư bản chủ nghĩa, tìm cách gạt những người Cộng sản ra khỏi chính phủ.
+ Về đối nội : Tìm cách thu hẹp quyền tự do dân chủ của nhân dân, xoá bỏ cải cách tiến bộ, chống lại phong trào công nhân và nhân dân lao động.
+ Về đối ngoại: Phụ thuộc vào Mĩ, theo Mĩ trong việc thực hiện mục tiêu chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế, đẩy mạnh “chạy đua vũ trang”, Đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa, giành giật thị trường trên toàn thế giới.