Câu 4: Hai Hệ Thống Đối Lập Ở Châu Âu Sau 1945

Hai Hệ Thống Đối Lập Ở Châu Âu Sau 1945
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
Câu 4. Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hướng dẫn làm bài
a) Về chính trị :
+ Sự chia cắt Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau :
     –  Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc.
   – Tại Hội nghị Pốtxđam (1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã khẳng định : nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận về việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh…
  – Nhưng đến tháng 12 – 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai vùng chiếm đóng của mình…
  – Tháng 9 – 1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
  – Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 10 – 1949.
Hai Hệ Thống Đối Lập Ở Châu Âu Sau 1945

Hai Hệ Thống Đối Lập Ở Châu Âu Sau 1945

-> Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
+ Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
– Trong những năm 1944 – 1945 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời…
– Trong những năm 1945 – 1947 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xây dựng bộ máy nhà nước, cải cách ruộng đất …
– Đồng thời, giữa Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết nhiều Hiệp ước về kinh tế… Qua sự hợp tác về kinh tế, chính trị, quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, bước đầu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
-> Như thế, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi một nước và hình thành một hệ thống trên thế giới.
b) Về kinh tế :
– Ở Tây Âu, sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các nước đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề… Giữa lúc đó, Mĩ đề ra Kế hoạch phục hưng châu Âu (kế hoạch Mácsan) nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhờ đó mà kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng …
– Năm 1949, tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. Đây là tổ chức nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế giữa Liên Xô và Đông Âu.
-> Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa, Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

Thảo luận cho bài: Câu 4: Hai Hệ Thống Đối Lập Ở Châu Âu Sau 1945