Tình Hình Căng Thẳng Ở Trung Đông
Câu 38. Tại sao tình hình Trung Đông luôn căng thẳng, không ổn định ? Hãy trình bày một số nét chính về sự khởi cuộc đầu xung đột giữa Ixraen và Palextin và tình hình khu vực từ năm 1993 đến năm 2005.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2009)
Hướng dẫn làm bài.
1. Về vị trí địa lí, khu vực Trung Đông có diện tích 4,7 triệu km2 và dân số là 189 triệu người (2005), bao gồm phần lớn các nước Ả Rập, có vị trí chiến lược quan trọng do là nơi giáp ranh giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, có nguồn dầu lửa phong phú (chiếm 2 – 3 trữ lượng dầu mỏ toàn thế giới)…
Về giao thông: cửa ngỏ trong việc giao lưu (kênh đào Xuy-ê)…, bản thân các nước Trung Đông thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột dân tộc – sắc tộc, tôn giáo -> tạo điều kiện để các nước đế quốc nhảy vào can thiệp, khoét sâu mâu thuẫn, tạo cớ để xâm lược,…
2. Những nét chính về sự khởi cuộc đầu xung đột giữa Ixraen và Palextin :
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh, Pháp thống trị, đô hộ vùng này…
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ xâm nhập, hất cẳng Anh Pháp khỏi Trung Đông. Mâu thuẫn giữa Mĩ, Anh, Pháp làm cho tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định. Mĩ thi hành chính sách lợi dụng mâu thuẫn giữa người Ả Rập và Do Thái, can thiệp vào vấn đề Palextin và Trung Đông, ủng hộ chủ nghĩa phục quốc của người Do Thái…
+ Do xung đột ngày càng căng thẳng, Anh đưa vấn đề Palextin ra Liên hợp quốc. Ngày 29 – 11 – 1947, theo Nghị quyết số 181 của Liên hợp quốc, sự đô hộ của Anh quốc bị huỷ bỏ và lãnh thổ Palextin bị chia cắt làm hai quốc gia : một của người Ả Rập Palextin, một của người Do Thái. Ngày 14 – 8 – 1948, Nhà nước Do Thái được thành lập, lấy tên là Ixraen.
+ Không tán thành Nghị quyết 181, ngày 15 – 5 – 1948, 7 nước Ả Rập tấn công Ixraen.
-> Từ đó, xung đột giữa Ixraen và Palextin diễn ra liên miên
+ Ngày 28 – 5 – 1964 : Tại Giêruxalem, tổ chức giải phóng Palextin (PLO) được thành lập và đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng Palextin.
+ Tháng 15 – 11 – 1988, Nhà nước Palextin thành lập do Y.Araphát, chủ tịch PLO làm Tổng thống được hơn 100 quốc gia quan hệ và ngày 15 – 12 – 1989 được Liên hợp quốc công nhận là đại diện của Palextin tại Liên hợp quốc.
3. Tình hình khu vực Trung Đông từ năm 1993 đến năm 2005 :
+ Ngày 13 – 9 – 1993, hiệp định hòa bình đã được kí kết giữa Ixraen và PLO. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ của phong trào kháng chiến Palextin.
+ Ngày 26 – 8 – 1993, Ixraen chấp nhận đàm phán với PLO trên nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình”.
+ Ngày 13 – 9 – 1993, sau 45 năm chiến tranh, lần đầu tiên một hiệp ước hoà bình được kí kết giữa Ixraen và PLO, gọi là Hiệp định Gada – Giêricô, đánh dấu một bước đột phá trong tiến trình dàn xếp hoà bình ở Trung Đông.
+ Ngày 28 – 9 – 1995, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ B.Clintơn, tại thủ đô Oasinhtơn (Mĩ), Chủ tịch PLO Y.Araphát và Thủ tướng Ixraen I.Rabin đã chính thức kí hiệp định mở rộng quyền tự trị của người Palextin ở bờ Tây sông Gioóc-đan.
– Ngày 23 – 10 – 1998, hai bên kí Bản ghi nhớ Oai Rivơ : Ixraen sẽ chuyển giao 27,2% lãnh thổ bờ Tây sông Gioóc-đan cho Palextin trong vòng 12 tuần. Tuy nhiên tiến trình hòa bình tiến triển chậm, có lục bí ngưng trệ.
– Sau cuộc chiến tranh Irắc (3 – 2003), nhóm “Bốn bên” (Liên hợp quốc, EU, Nga và Mĩ) đưa ra “Lộ trình hoà bình” để giải quyết xung đột giữa Ixraen và Palextin, song việc thực thi còng gặp nhiều khó khăn vì phía Palextin và Ixraen vẫn còn chưa đạt thoả thuận trong nhiều vấn đề cơ bản. 1 – 2005, M.Apbát lên làm Tổng thống Palextin, tiếp tục cuộc đấu tranh, tìm kiếm giải pháp thương lượng hợp lý với Ixraen…
Dạng câu hỏi tương tự :
1. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy nêu rõ đặc điểm của lịch sử các nước Trung Đông từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2002)
2. Hãy xác định vị trí và đặc điểm của khu vực Tây Á. Trình bày sự tranh chấp của các thế lực đế quốc giai đoạn trước và sau năm 1945 ở khu vực này. Nguồn gốc bùng nổ và quá trình phát triển phong trào kháng chiến của nhân dân Palextin từ năm 1948 đến năm 2000 như thế nào ?