Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Trên Thế Giới Từ 1945- Cuối Thế Kỷ 20
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Câu 17. Các hình thức đấu tranh và kết quả của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ năm 1945 đến cuối thế kỉ XX. (Đề Học sinh giỏi Quốc gia, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài .
1. Trình bày vắn tắt quá trình diễn ra phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế gi ới thứ hai đến cuối thế k ỉ XX theo các giai đoạn :
– Từ năm 1945 đến năm 1954 :
Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào. Ba nước này lần lượt tuyên bố độc lập : Inđônêxia (17 – 9- 1945), Việt Nam (2 – 9 – 1945) và Lào (12 – 10 – 1945).
Cuộc nội chiến Cách mạng 1946 – 1949 đã lật đổ nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949), đưa nhân dân Trung Quốc vào thời kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi. Nhiều nước ở hai khu vực này giành được độc lập như Ấn Độ (1946 – 1950), Ai Cập (1952) và Angiêri (1954 – 1962)…
– Từ năm 1954 đến 1960 :
Năm 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam là “mốc vàng lịch sử”, mở đầu cho sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, xác nhận khả năng của các dân tộc thuộc địa trong việc đánh bại chủ nghĩa thực dân…
Ngày 1 – 1 – 1959, cách mạng nhân dân ở Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô đã giành được thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.
Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (năm châu Phi).
– Từ năm 1960 đến 1975 :
Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ ở châu Phi chỉ tập trung ở miền Nam…
Nét nổi bật của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuả các nước Ăngôla, Môdămbích, Ginê Bítxao nhằm lật độ chế độ thống trị cuả Bồ Đào Nha. Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
Tháng 4 – 1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này : Ăngôla (11 – 1975), Môdămbích (6 – 1975) và Ginê BítxaO (9 – 1974). Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
Năm 1975, nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thức dân mới…
– Từ năm 1975 đến cuối thế kỉ XX :
Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc Aphácthai”, tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là Rôđêdia, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi.
Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do, dân chủ khác của người da đen. Sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, chính quyền người da đen đã được thành lập ở Rôđêdia năm 1980 (sau này nước này đổi tên thành Cộng hoà Dimbabuê), và ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Namibia). Một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử nữa là ở Cộng hòa Nam Phi, năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỷ tồn tại.
– Nêu kết quả chung: Cho đến năm 1991, với sự kiện Namibia tuyên bố độc lập, về căn bản tên thế giới không còn nước thuộc địa. Hệ thống thuộc địa, vết nhơ của chủ nghĩa tư bản vốn rất bền vững trước Chiến tranh thế giới thứ hai, đã bị đánh đổ hoàn toàn. Đây là một trong những chuyển biến lớn lao nhất của lịch sử nhân loại thế kỉ XX.
2. Trình bày khái quát hai hình thức đấu tranh :
Đấu tranh vũ trang (điển hình là Việt Nam, Angiêri)…
Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh hoà bình đòi trao trả độc lập (điển hình là Ấn Độ, Inđônêxia). Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết của Liên hợp quốc về phi thực dân hoá (1960), hình thức đấu tranh này càng được hỗ trợ mạnh mẽ, điển hình là năm 1960: 17 nước châu Phi giành được độc lập…