Liên Xô Tan Rã, Công Cuộc Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Câu 13. Tiến trình của cuộc cải tổ của Liên Xô diễn ra như thế nào ? Hậu quả của nó. Theo anh/chị, công cuộc đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng có gì khác với biện pháp và chủ trương của Liên Xô ?Trong khi Liên Xô thực hiện công cuộc cải tổ trong những năm 1985 – 1991 không thành, thì công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam trong những năm 1986 – 1991, đã đạt được những thành tựu như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài :
1) Tiến trình của cuộc cải tổ của Liên Xô diễn ra như thế nào ? Hậu quả của nó.
a. Bối cảnh lịch sử
– Bước vào thập niên 70, tình hình thế giới có nhiều biến động báo hiệu cuộc khủng hoảng chung mang tính toàn cầu như(bùng nỗ dân số, hiểm hoạ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,…).
– Sau cuộc khủng hoảng thế giới (1973) các nước tư bản tiến hành nhiều cải cách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội. Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu.
– Trong tình hình mới, mô hình và cơ chế của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô vốn đã tồn tại nhiều khuyết tật (phát triển kinh tế theo chiều dọc, hiệu quả thấp và thiếu sức sống, phủ nhận quy luật khách quan về kinh tế) đã cản trở phát triển mọi mặt của xã hội.
– Sự bất mãn trong nhân dân ngày càng tăng trước những hiện tượng thiếu dân chủ chưa công bằng vi phạm pháp chế chủ nghĩa xã hội , tệ nạn quan liêu, độc đoán,…
– Chính những sai lầm trong việc không có những chủ trương, đường lối phù hợp đã khiến Liên Xô không vượt qua được khủng hoảng như các nước tư bản mà ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, làm cho cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng hơn.
b. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991)
* Về chính trị, xã hội: thiết lập chế độ tổng thống tập trung mọi quyền về tay tổng thống, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, hạ thấp vai trò của Đảng Cộng sản.thực hiện dân chủ và công khai vô nguyên tắc.
* Về kinh tế: chuyển sang nền kinh tế thị trường nên quan hệ quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ trong khi quan hệ sản xuất mới chưa hình thành.
* Cải tổ thất bại: kinh tế suy sụp dẫn đến khủng hoảng chính trị xã hội, xung đột dân tộc nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chia rẽ, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ vượt khỏi mục tiêu chủ nghĩa xã hội .
c. Kết cục
– Công cuộc cải tổ ngày càng bế tắc, kinh tế sụp đổ dẫn đến khủng hoảng về chính trị, xã hội, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc. Sự bất đồng trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng phát triển. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội tích cực hoạt động.
+ Tháng 08 – 1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Goócbachốp thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
+ Ngày 21 – 12 – 1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang ký hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): Liên bang Xô viết tan rã.
+ Ngày 25 – 12 – 1991, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt.
2) Theo anh/chị, công cuộc đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng có gì khác với biện pháp và chủ trương của Liên Xô ?
– Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo không xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kiên quyết không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng. Thừa nhận cơ chế thị trường và các thành phần kinh tế cạnh tranh do nhà nước nắm quyền chủ đạo; đa phương hoá quan hệ.
– Do vậy công cuộc đổi mới đất nước ta đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, nâng cao uy tín và địa vị Việt Nam trên trường quốc tế. Trong khi Liên Xô cải tổ đã làm xáo động chính trị, kinh tế sụp đổ, đời sống nhân dân xa sút, các thế lực phản động phá hoại. Sự thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu không làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh. o)
– Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH của đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: chủ nghĩa xã hội – xã hội mà ta đang xây dựng là xã hội :
+ Do dân lao động làm chủ.
+ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có chính sách ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
3) Trong khi Liên Xô thực hiện công cuộc cải tổ trong những năm 1985 – 1991 không thành, thì công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam trong những năm 1986 – 1991, đạt được những thành tựu:
– Về lương thực – thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất – nhập khẩu. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn, vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn, và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.
– Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng, và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương… giảm đáng kể.
– Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội. Từ 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gần 3 lần (từ 439 triệu rúp và 384 triệu đô la lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la).
– Từ 1989 tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989 ta xuất 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể.
– Một thành tựu quan trọng nữa là đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14% thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4%. Nhờ kiềm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.