Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng Phan Châu Trinh
Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Đề bài: Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng Phan Châu Trinh qua đoạn trích Về luận lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh.
Gợi ý:
- Sự xót xa, nhức nhối của tác giả trước tình trạng dân trí thấp, ý thức đoàn thê của người dân rất kém.
- Tâm huyết của Phan Châu Trinh thể hiện ở chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội, khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với tổ quốc gia dân tộc, hướng tới mục tiêu cuối cùng là giành độc lập, tự do.
- Tấm lòng và tầm nhìn của một người có ý thức cứu nước đáng trân trọng.
-
Soạn bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
I. Kiến thức cơ bản
1. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp của xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng thể hiện qua:
- Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu…). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t… thanh huyền, thanh sắc, thanh ngang…
- Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định. Ví dụ: nhà, cây, người, thủy, chiến, vô…
- Các từ: Ví dụ: nhà, nước, đẹp đẽ, xe đạp, máy bay, cà chua, mồ hôi…
- Các từ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay, cao như núi, nó toạc móng heo, cao lương mĩ vị, nói tóm lại, chân ước chân ráo…
- Tính chung trong ngôn ngữ còn thể hiện qua các phương thức chung, các quy tắc chung như phương thức chuyển nghĩa từ (từ nghĩa gốc sang nghĩa khác, phương thức ẩn dụ), quy tắc cấu tạo các loại câu.
2. Lời nói – tài sản riêng của cá nhân
- Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân
- Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo
- Việc cấu tạo ra từ mới
- Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
- Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Đối với người Việt Nam thì những từ giao tiếp trong hai câu trên đều rất quen thuộc. Nhưng hai câu thơ trong bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là sản phẩm cá nhân, mang đậm dấu ấn của tác giả. Chính vì vậy, từ thôi đã được dùng với nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. Thôi là hư từ được nhà thơ dùng như động từ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm, nói tránh để làm vơi đi nỗi đau mất mát người ở lại.
Bài tập 2. Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương được sắp xếp theo lối đối lập: xiêng ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn, kết hợp với hình thức đạo ngữ. Thiên nhiên trong hai câu thơ như cũng mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ bé nhưng cũng không chịu khuất phục; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ cũng nhọn hơn để đâm toạc chân mây. Nhà thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nội tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của nhà thơ. Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ. Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ, cách dùng các từ ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là cách miêu tả sáng tạo về thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương: bao giờ cũng chuyển động, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.
Bài tập 3. Có thể khẳng định ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, lời nói là sản phẩm của từng cá nhân. Có thể nhận thấy mối quan hệ này qua bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.- Sức gợi, sự liên tưởng của từ ngữ đã khẳng định được sức sáng tạo của Bác, đặc biệt là từ lồng. Từ lồng gợi nhớ đến Chinh phụ ngâm: Hoa dái nguyệt, nguyệt in một tấm / Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông / Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng / Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xót đau. Từ lồng cũng gợi nhớ đến Truyện Kiều: Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
- Cấu trúc so sánh mới lạ ở hai câu đầu (theo cấu trúc so sánh thông thường thì câu thơ đầu là Tiếng hát như như tiếng suối).
- Điệp ngữ cuối câu 3 và đầu câu 4 (chưa ngủ) như chờ một kết thuc bất ngờ, độc đáo: vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ Cảnh khuya của Bác là sản phẩm mang đậm dấu ấn phong cách sáng tạo, thể hiện được vẻ đẹp rất cổ điển nhưng cũng rất hiện đại của một thi sĩ – chiến sĩ.