Cách làm bài văn nghị luận một sự việc, hiện tượng

Cách làm bài văn nghị luận một sự việc, hiện tượng

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài viết:

Hướng dẫn chuẩn bị cho Chương trình địa phương

I. CỦNG CÔ KIẾN THỨC:

Khái niệm, đối tượng, yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

II. LUYỆN TẬP:

a.Tìm hiểu các đề bài:

So sánh 4 đề văn trong SGK/22

– Giống nhau:

  • Đối tượng: là sự việc, hiện tượng đời sống
  • Phần nêu yêu cầu: thường có mệnh lệnh (nêu suy nghĩ, nhận xét, ý kiến, bày tỏ thái độ của mình)

– Khác nhau:

1. Có sự việc, hiện tượng tốt -> biểu dương, ca ngợi

+ Có sự việc, hiện tượng không tốt -> lưu ý, phê bình, nhắc nhở….

2.Có đề cung cấp sự việc,hiện tượng dưới dạng 1 truyện kể, mẩu tin để người làm bài sử dụng

+ Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó

Cách làm bài văn nghị luận một sự việc, hiện tượng

Cách làm bài văn nghị luận một sự việc, hiện tượng

b.Tìm hiểu cách làm bài

VD: Đề bài về tấm gương Phạm Văn Nghĩa

b1.Tìm hiểu đề, tìm ý:

  • a. Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp mẹ việc đồng áng
  • b.Nghĩa là người biết kết hợp học và hành
  • c.Nghĩa là người biết sáng tạo làm tời cho mẹ kéo
  • d. Học tập Nghĩa là học tập yêu cha mẹ, học  lao động, học cách kết hợp học -> hành, học sáng tạo – làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.

b2.Lập dàn bài:

– Mở bài: SGK

– Thân bài:

  • a. Phân tích ý nghĩa việc làm Phạm Văn Nghĩa: a, b, c
  • b. Đánh giỏ việc làm Phạm Văn Nghĩa:
  • c. Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa:
    • Tấm gương đời thường, bình thường ai cũng có thể làm được
    • Từ 1 gương có thể nhiều người tốt   -> xã hội tốt
    • -> Tấm gương bình thường nhưng có ý nghĩa lớn

– Kết bài: SGK

c.Viết bài: HS viết từng đoạn

d.Đọc lại bài, sửa chữa

Thảo luận cho bài: Cách làm bài văn nghị luận một sự việc, hiện tượng