Bình luận ý nghĩa bài thơ “Tự khuyên mình”: Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân….

Bình luận ý nghĩa bài thơ Tự khuyên mình

Phân tích tác phẩm Bắt Sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam

Đề bài: Bình luận ý nghĩa bài thơ “Tự khuyên mình”:

Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Chủ tích Hồ Chí Minh)

Bài làm

Nhật kí trong tù là những trang viết chân thành và giàu cảm xúc của Bác kính yêu về những năm tháng “tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Đọc và học thơ Bác, mỗi chúng ta còn tìm được cho mình biết bao kinh nghiệm sống quý báu mà chính người đã đúc kết được từ bề dày hoạt động cách mạng cho dân, cho nước của mình. Tự khuyên mình là một trong những bài thơ như thế:

Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thèm hăng.

Thơ Bác cũng giản dị mà sâu sắc như chính con người Bác vậy. Người làm thơ để tự khuyên mình nên cũng chẳng cầu kì làm chi. Song giản dị mà vẫn thật giàu hình ảnh. Không trau chuốt, mĩ miều nhưng vẫn cứ lung linh hàm nghĩa, ý tứ thâm sâu. Câu thơ bắt đầu bằng một mệnh đề giả thiết – kết quả gợi lên trước mắt ta quy luật tuần hoàn của thiên nhiên: đông qua thì xuân tới:

Ví không có cảnh đông tàn.
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Nếu “không có cảnh đông tàn” thì cảnh “huy hoàng ngày xuân” cũng chẳng thể nào có được. Nói chuyện tuần hoàn của thiên nhiên âu cũng là để dẫn dắt chuyện con người, chuyện cuộc đời đấy thôi:

Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Nếu con người chịu đựng được, vượt qua được cái lạnh lẽo, rét buốt của mùa đông thì sẽ được đón nắng ấm của mùa xuân. Vì lẽ đó mà phải rèn luyện tinh thần, ý chí; nghị lực đế trụ vững giữa mùa đông. “Bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách đế rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ đà thể hiện tinh thần lạc quan của Bác; của người chiến sĩ cách mạng trước những thử thách lớn lao trong cuộc đời cách mạng của mình. Và cũng chính từ đó, bài thơ đã thật sự là bài học bổ ích cho mỗi chúng ta: khó khăn, gian khổ càng giúp chúng ta rèn luyện bản thân vững vàng hơn, bản lĩnh hơn. Và muốn vậy thì đòi hỏi phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống.

Cuộc sống luôn đặt mỗi người chúng ta những thử thách để thẩm định độ bền bĩ, dẻo dai của con người chủng ta với những gai góc của nó. Thật hiếm hoi khi gạn lọc ra xem thử có mấy ai trong cuộc đời rộng lớn này mà chưa một lần phải đương đầu những gian khố khó khăn. Từ việc nhỏ như học tập, sinh hoạt hàng ngày đến nhừng việc lớn như công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Tố quốc, lúc nào gian khó cũng chực sẵn để thử thách lòng người. Có thể nói, đó là những lúc dễ làm ta nhụt chí, sờn lòng nhất. Song “lửa thử vàng gian nan thử sức” nêu chúng ta biết giữ vừng ý chí, có niềm tin vào lí tưởng, vào mục đích đúng dắn của công việc, mục đích cuộc sống cao đẹp của mình thì chắc chắn chúng ta có thêm sức mạnh, thêm nghị lực đẽ vượt qua khó khàn, đi đến đích một cách tự tin bản lĩnh, vững vàng. Còn nhớ, trong Binh Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng ghi lại những tháng ngày gian khổ nhất của nghĩa quân Lam Sơn:

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một đội.

Song, vì đâu mà ta chiến thắng, vì đâu mà Nguyễn Trài kiêu hùng thảo Bình Ngô. Câu trả lời vẫn còn tươi nguyên màu mực:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan.

Vâng, ta vẫn vững niềm tin vào sức mạnh của đội quân nhân nghĩa, sức mạnh của dân tộc đứng lên chiến đấu đánh đuối những kẻ hiếu chiến, nuôi mộng tranh bá đồ vương.

Những vất vả khó khăn gặp phải như những cơn gió lạnh mùa đông. Có lúc chỉ hơi se nhưng có khi rét buốt tê tái và kéo dài nhiều tháng, nhiều ngày. Song, đông có dữ dội thế nào cũng không thể nào cưỡng được bước đi của tạo hoá. Đến hẹn, đúng kì thì nắng xuân vẫn trở về chan hoà, ấm áp muôn nơi. Nếu ta vượt qua được “mùa đông lạnh lẽo” thì chắc chắn sẽ được sống trong cảnh xuân “huy hoàng”. Và như vậy cũng có nghĩa là: vượt qua gian khố sẽ đến sung sướng, vượt qua thất bại sẽ đên thành công. Niềm tin quả có sức mạnh thật kì diệu. Bài học cùa Bác làm ta nhớ đên lè sống những nhà nho Nguyễn Công Trứ, nhớ đến chất lạc quan mãnh liệt mỗi khi nhà thơ khăn áo đi thi:

Trong cuộc trần ai ai dễ biết
Rồi ra mới xứng mặt anh hùng.

Đúng là, nếu thiếu niềm tin thì Nguyễn Công Trứ khó có thế vượt qua nhừng lần thất bại trên con đường thi cử của mình để có thế thực hiện được chí anh hùng, để tên tuổi rạng ngời cùng sông núi ngàn năm!

Gạo đem vào giã bao đau dán
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người củng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Không có thành công nào mà không phải trải qua nhiều gian khó, không phải đố mồ hôi, công sức lao động nhọc nhằn. Chính trong gian khổ, con người sẽ vững vàng hơn, dạn dày hơn, trưởng thành hơn về mọi mặt. vẫn còn đó câu chuyện cổ về quả dưa đỏ như một bài học về lòng kiên trì trước khó khăn. Có thế nói chính cuộc sống khắc nghiệt trên đảo hoang đã rèn dũa một Mai An Tiêm cần cù, thông minh và sáng tạo tuyệt vời như vậy đó. Đế rồi, sự kiên nhẫn đến sôt ruột khi chứng kiến Mai An Tiêm bền bỉ thả từng quả dưa đỏ xuống mênh mông biển cả mong nhận được một thông điệp từ đất liền đã không phụ lòng người. Hạnh phúc đến với chàng và cả gia đình chàng quả không dễ dàng như những phép màu vẫn thường thấy trong cố tích. Song nói vậy đế thấy rằng: quý biết bao những hạnh phúc đã đi qua đắng cay như thế.

Bình luận ý nghĩa bài thơ Tự khuyên mình

Bình luận ý nghĩa bài thơ Tự khuyên mình

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lễ

                            Một viền gạch hồng Bác chống lại cả mùa dông băng giả
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Cuộc đời của Bác và của cả những chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là những tấm gương cảm động về sự kiên trì nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng mãnh liệt. Thấy được lẽ sống cao cả đó, chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với những kẻ thiếu quyết tâm, thiếu ý chí, nghị lực trước công việc, hay nản chí, ngã lòng, bi quan trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những kẻ đó khó có thế thành công trong cuộc đời, khó có thể đặt niềm tin vào họ. Suy cho cùng, lí tưởng sống của họ cũng hết sức mờ nhạt, khó có thể là một người trung thành. Những kẻ bán nước, những tên việt gian mà lịch sử đã từng kết tội là gì nếu không phải là sự đầu hàng nhục nhã, là kết quả của sự mềm lòng, nhụt chí vì họ không có niềm tin vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta cũng như thiếu niềm tin vào chính mình?

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, chúng ta đang rất cần những con người có bản lĩnh, có ý chí, có quyết tâm, phấn đấu thực hiện một mục đích cao đẹp của bản thân cũng như của xã hội. Chính vì thế, bài thơ

của Bác một lần nữa ân cần nhắc nhở chúng ta không ngừng phải trau dồi, rèn luyện bản lĩnh sông trong cuộc đời. Sống ở trên đời, bất cứ làm việc gì, khi đã xác định được một mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua gian nan thử thách. Cái cốt yếu là ở chỗ: ta có thế sẵn sàng chấp nhận gian khó hay không, có sẵn sàng đương đầu với nó hay không? Trong đấu tranh cách mạng, với người chiến sĩ, đầu hàng có nghĩa là chết, thì với chúng ta hôm nay, đầu hàng có nghĩa là không đáng sống đúng nghĩa cao đẹp của nó nữa rồi. Nói vậy cũng có nghĩa là mỗi người phải không ngừng rèn luyện đế có thế’ sẵn sàng đương đầu với mọi gian lao, thử thách, đem hết khả năng của mình đế vượt khó, về đích huy hoàng nhất. Và có lẽ, cái không thể thiếu được là niềm tin cuộc sống, niềm tin vào những cái cao đẹp mà ta đã vì nó mà sống, mà hi sinh, mà không nề hà gian khổ. Mỗi người phải luôn tâm niệm rằng:

     Sự vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.

Là học sinh, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ phải trau dồi ý thức vượt khó. Có thể, là tinh thần quyết tâm đạt cho bằng được những ước mơ mà minh hằng mong mỏi, nhưng cũng có thể là ý chí khắc phục những gian khó nhỏ nhoi trước mắt. Tấm gương học giỏi của những bạn nghèo vượt khó nhưng học tốt là nhừng điển hình đẹp cho mỗi chúng ta phấn đấu vươn lên hằng ngày.

Bài thơ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học vô cùng quý báu đế có thế sống vững, sống tốt trong đời và cho đời. Chặng đường học tập vẫn còn đang ở phía trước với biết bao trở ngại, khó khăn đòi hỏi nghị lực dẻo dai, bền bí của mỗi chúng ta. Hi vọng rằng, lời dạy của Bác đã, đang và sẽ thấm sâu mỗi ngày trong mỗi chúng ta, giúp chúng ta bước vào tương lai tự tin, bản lĩnh, vững vàng.

Thảo luận cho bài: Bình luận ý nghĩa bài thơ “Tự khuyên mình”: Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân….