Bài toán đốt cháy hidrocacbon

Bài toán đốt cháy hidrocacbon

Bài tập đốt cháy hidrocacbon là dạng bài tập khá khó đối với học sinh do các em thường nhầm lẫn khi dẫn hh khí đi qua các bình. Bài viết dưới sẽ giúp các em tránh được các sai lầm.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Tìm công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào phản ứng đốt cháy

I.Phương pháp

Hidrocacbon CxHy hoặc CnH2n+2-2k (n

CnH2n+2-2k +  O2 →nCO2 + (n+1-k)H2O

*Dựa vào sản phẩm của phản ứng đốt cháy hidrocacbon:

– nH2O>nCO2 =>CTPT CnH2n+2 và nCnH2n+2 = nH2O – nCO2

– nH2O=nCO2 =>CTPT CnH2n

– nH2O<nCO2 =>CTPT CnH2n-2 nCnH2n+2 = nCO2 – nH2O

*Thường áp dụng ĐLBT nguyên tố và bảo toàn khối lượng

BTKL: mCxHy + mO2pu = mCO2 + mH2O

BTNT: nC(CxHy) = nC(CO2)           nH(CxHy) = nH(H2O)

=>mCxHy pư = mC +mH = 12.nCO2 + 2nH2O

nO2 pư = nCO2 + nH2O

*Một số công thức cần nhớ:

– Khối lượng trung bình:  =

– Số nguyên tử C =

– Số nguyên tử  =

*Thường cho sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình (1) đựng chất hấp thụ H2O: P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2…bình (2) đựng chát hấp thụ CO2 như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Khi đó khối lượng bình (1) tăng = mH2O

Khối lượng bình (2) tăng = mCO2

– Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 thì khối lượng bình tăng = mCO2 +mH2O. Khi đó khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu

+Khối lượng dung dịch tăng:    = (mCO2+mH2O) – m

+Khối lượng dung dịch giảm:   = m -( mCO2+mH2O)

Bài toán đốt cháy hidrocacbon

Bài toán đốt cháy hidrocacbon

II. Bài tập mẫu

Bài 1:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon no thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

nH2O = 9,45/18 = 0,525

nA = nH2O – nCO2   =>nCO2 = nH2O – nA =0,525-0,15 = 0,375 mol

nCaCO3 = nCO2 = 0,375 mol

=>mCaCO3 = 0,375.100 = 37,5g

Bài 2:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4l khí CO2(đktc) và 25,2g H2O. Xác định 2 hidrocacbon đó?

Hướng dẫn giải:

nH2O = 25,2/18 = 1,4 mol

nCO2 = 1 mol

nH2O>nCO2

=>nA = nH2O – nCO2 = 1,4 -1 = 0,4

=> =  =  = 2,5

=>C2H6 và C3H8

Bài 3:

Đốt cháy hoàn toàn V(l) C2H2 thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua Ca(OH)2 dư thu được 4,5g kết tủa.Tính giá trị V?

Hướng dẫn giải:

nCO2 = nCaCO3 = 4,5/100 = 0,45 mol

=>nH2O =  = 0,3 mol

nC2H2 = nCO2 – nH2O = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol

VC2H2 = 0,15.22,4 = 3,36l

Bài 4:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dd Ba(OH)2 dư tạo 29,55g kết tủa, dd sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35g so với dd ba(OH)2 ban đầu. Xác định CTPT của X?

Hướng dẫn giải:

nCO2 = nBaCO3 = 29,55/197 = 0,15 mol

Khối lượng dd giảm = mBaCO3 –(mCO2 + mH2O)

=>29,55 – (0,15.44 + mH2O) = 19,35

=>mH2O = 3,6g

=>nH2O = 0,2 mol

nH2O > nCO2

=>X là hidrocacbon no

nX = nH2O – nCO2 = 0,2 – 0,15 = 0,05

Số nguyên tử C trong X =  = 0,15/0,05 = 3

Bài 5:

Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên goodm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 l CO2 (đktc) và 9,9g H2O. Tính thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên?

Hướng dẫn giải:

nO2 = nCO2 + nH2O =  + . = 0,0625 mol

Vkk = 5.VO2 = 5.0,0625.22,4 = 70l

Bài 6:

Hỗn hợp hidrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dd H2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 19. CTPT của X?

Hướng dẫn giải:

Chọn số mol các chất theo đúng hệ số phản ứng

Chỉ có giá trị x=4, y = 8 là thỏa mãn

=>CTPT là C4H8

III.Bài tập vận dụng

Bài 1:

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 l khí etilen C2H4 (đktc)

a)Viết phương trình phản ứng

b)Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng etilen ở trên, biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

c)Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra ở trên vào 500ml dung dịch NaOH 1M. Muối nào được tạo thành?Khối lượng bao nhiêu g?

Đáp số:

a)Vkk = 100,8l

b)mNaHCO3 = 42g

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,48l khí metan. Hãy tính:

a)Thể tích không khí cần dùng biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

b)Thể tích CO2 sinh ra?

c)Nếu dùng 500ml NaOH 0,5M hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra ở trên. Muối nào được tạo thành? Khối lượng bao nhiêu? (các thể tích đó ở đktc)

Đáp số:

b)VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48l

c)        mNa2CO3 = 5,3g

mNaHCO3 = 12,6g

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 8,96l khí axetilen. Hãy tính:

a)Thể tích oxi cần dùng?

b)Thể tích CO2 sinh ra

c)Nếu dùng dung dịch KOH 0,5M lấy dư hấp thu toàn bộ lượng CO2.Tính thể tích KOH phản ứng?

b)VCO2 = 8,96l

mNa2CO3 = 1,6l

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn V (l) khí Metan. Dẫn lượng CO2 sinh ra ở trên vào dung dịch NaOH (ddA). Biết rằng:

–         Cho từ từ dung dịch HCl vào ddA thì phải mất 50ml ddHCl 1M mới bắt đầu thấy thoát khí ra.

–         Cho dd Ba(OH)2 dư vào ddA thu được 7,88 g kết tủa. Hỏi dd A chứa những muối nào?

Hướng dẫn giải:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

nHCl = 0,05.1 = 0,05 mol

nBaCO3 = 7,88/197 = 0,04 mol

TH1: CO2 phản ứng với dd NaOH chỉ tạo NaHCO3 và CO2

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

0,05            0,05

NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O

0,05                               0,05

nBaCO3 = 0,05 (sai với điều kiện đề bài nêu ra nên trường hợp này loại)

TH2: CO2 phản ứng với ddNaOH tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

Khi cho từ từ dd HCl và dd A thì mới bắt đầu có khí bay ra

=>phản ứng dừng lại ở giai đoạn tạo muối axit

Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl            (3)

0,05            0,05

Dd A tác dụng với dd ba(OH)2

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH    (4)

0,05                               0,05

NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O (5)

Theo phản ứng (3) nNa2CO3 = nHCl = 0,05 mol

Theo phản ứng (4) nBaCO3 = nNa2CO3 = 0,05 (khác với bài ra)

=>TH này loại

Vậy dd A chứa muối Na2CO3 và NaOH dư

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn V(l) C3H7 thu được CO2 và H2O có khối lượng 30g. Nếu cho sản phẩm cháy qua dd Ba(OH)2 dư thu được 118,2g kết tủa. Tính V?

Đáp số: 4,48l

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,48l khí etilen.

a)Tính thể tích không khí (chứa 1/5 oxi) cần dùng?

b)Tính khối lượng CO2?

c)Dẫn toàn bộ lượng CO2 thu dược qua dd KOH dư. Tính khối lượng muối tạo thành? Các thể tích khí đo ở đktc

Đáp số:

a)Vkk = 67,2l

b)mCO2 = 17,6g

c)mK2CO3 = 55,2g

Thảo luận cho bài: Bài toán đốt cháy hidrocacbon