Bài tập về hội thoại

Bài tập về hội thoại

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Lựa chọn trật tự từ trong câu

I. Kiến thức cần nhớ.

Hội thoại là hình thức giao tiếp rất phổ biến. Hằng ngày, mỗi người tham gia hội thoại rất nhiều lần với những đối tượng khác nhau. Nếu không nắm được các đặc điểm về vai xã hội, người tham gia hội thoại có thể không thành công.

  1. Vai xã hội và vị trí của người tham gia hội thoại với ( những ) người khác trong hội thoại.
  2. Vai xã hội được xác định bằng hai kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại:

– Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng : xét theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội, …

  1. Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại.
  2. Trong hội thoại, những người tham gia lần lượt nói. Mỗi lần người này hay người kia nói được gọi là một lượt lời.
  3. Để đảm bảo lịch sự và để hội thoại diễn ra bình thường, những người tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của nhau: Tránh ngắt lời người khác. Mặt khác, những người hội thoại cũng cần biết bắt lời kịp thời khi người khác dừng lời: tránh để khoảng im lặng giữa hai lượt lời quá dài.
  4. Người nói khi nói hết, cần sử dụng các dấu hiệu nhất định để người hội thoại với mình thấy được lời nói đã hết, đã ngừng mà bắt cho kịp lời.

– Các từ ngữ dứt câu như : à, ư, nhỉ, nhé…

– Ngữ điệu.

– Im lặng

vv…

Bài tập về hội thoại

Bài tập về hội thoại

II. Bài tập:

Bài 1:

Câu 1: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?

A. Ngưỡng mộ        C. Sùng kính

B. Kính trọng         D. Thân mật

Câu 2: Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?

A. Quan hệ gia đình                     C. Quan hệ tuổi tác

B. Quan hệ chức vụ xã hội          D. Quan hệ họ hàng.

 Câu 3: Thế nào là hành vi “cướp lời” ( xét theo cách hiểu vê luật lời)

A. Nói tranh lượt lời của người khác.

B. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó.

C. Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó.

D. Nói xem vào khi người khác không yêu cầu.

Câu 4: Trong hội thoại, khi nào người nói “ Im lặng” mặc dù đến mượt mình?

A. Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.

B Khi không biết nói điều gì.

C. Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 5. Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện khiến cha mẹ rất bực mình.   Trong lĩnh vực hội thoại, hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?

A. Nói leo      C. Nói tranh

B. Cướp lời     D. Nói hỗn.

Câu 6: Trong một buổi thảo luận ở lớp học, cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về một vấn đề.   Học sinh A chưa kịp trình bày ý kiến của mình thì học sinh B đã vội vàng đưa ra những suy nghĩ về vấn đề đó. Trong lĩnh vực hội thoại, hành vi đó của B được gọi là hành vi gì?

A. Nói leo     C. Nói tranh

B. Im lặng     D. Nói hỗn

 Bài 2: Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo một trật tự hợp lí để tạo thành cuộc hội thoại giữa người cha và người con.

  1. Im thằng này ! … Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè…
  2. ít nhất phải năm xu. Mua ít nó không có tiền trả lại.
  3. Rầy hai xu, hàng chè nó chả bán thì sao…
  4. Hai xu không bán, thì mấy xu mới bán?
  5. Một ngàn ấm … ông lão cả đời không đi chợ, cứ tưởng chè rẻ lắm.
  6. Thì mua cả năm xu vậy. Năm xu thì nấu được mấy ấm?

 Bài 3: Nhớ lại nội dung văn bản Dễ Mèn phiêu lưu kí ( Bài học đường đời đầu tiên)

( Ngữ văn 6, tập hai) và đọc đoạn trích sau:

[…] – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi ! Này thử xem : Khi chú chui và tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! ối thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

[…] -Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.   Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.   Hay là bây giờ em nghĩ thế này … Song anh có cho phép em mới dám nói …

[…] – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

a) Xác định vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên.

b) Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt khi Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau ( “ Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi”) ? Hằng ngày khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em nói năng thế nào?

c. Vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi thế nào ở đoạn cuối văn bản ?

[…] – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng dạt dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

[…] Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được.   Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Bài 4: Nhận xét về cách nói năng của người vợ trong câu sau:

Đồ ngu ! Đòi một cái máng thật à ? Một cái máng thì thấm vào đâu ! Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

Bài 5: Hãy chỉ ra vai xã hội của những người tham gia trong đoạn hội thoại sau:

Bẩm … quan lớn …. đê vỡ mất rồi !

– Đê vỡ rồi ! … Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không? … Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

– Dạ, bẩm …

– Đuổi cổ nó ra !

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề :

– Thấy bốc quân gì thế ?

– Dạ, bẩm, con chưa bốc.

– Thì bốc đi chứ !

(Phạm Duy Tốn)

Bài 6: Đọc và chỉ ra sự khác nhau trong qua hệ giữa hai anh em ở hai đoạn hội thoại sau:

a. ( Dìu em vào trong nhà, tôi bảo)

– Không phải chia nữa, anh cho em tất.

– Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

b) (Mèo rất hay lục lọi đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu).

– Này, em không để chúng nó yên được à ?

– Mèo mà lại ! Em không phá là được…

 Bài 7:

Đoạn hội thoại sau có bao nhiêu lượt lời của vua, bao nhiêu lượt lời của em bé? Chỉ ra những dấu hiệu dừng lời trong mỗi lượt lời.

– Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ?

– Tâu đức vua, […] mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo để cha con cho con được nhờ.

[…] Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mầy, chứ cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được !

[…] – Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua ? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !

[…] – Ta thử đấy thôi mà ! thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à ?

– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

( Em bé thông minh)

 Bài 8: Chỉ ra sự vi phạm về lượt lời trong đoạn hội thoại sau. Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy sự vi phạm đó?

a) – Đê vỡ rồi! … Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không? … Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à ?

– Dạ, bẩm …

– Đuổi cổ nó ra !.

( Phạm Duy Tốn)

b) – Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang …

( Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:)

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.   Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!.

Bài 9: Tự liên hệ bản thân, trong giao tiếp hàng ngày, có bao giờ em cắt lời người khác không? Như thế có lịch sự không ? Cần phải rút kinh nghiệm thế nào?

GỢI Ý

Bài 1: B – A – A – D – A – C

Bài 2: 1-3-4-2-6-5.

Bài 3:

Học sinh đọc kĩ đoạn trích.

a) Chú ý:

– Cách xưng hô trịch thượng của Dế Mèn với Dế Choắt : Gọi Dế Choắt là chú mày, lời lẽ dạy bảo của dàn anh: Chúmày có lớn mà chẳng có khôn, …

– Cách xưng hô nhún nhường của Dế Choắt với Dế Mèn : em – anh, lời lẽ của kẻ yếu, thưa gửi: Thưa anh, im lặng để dò thái độ, xin phép nói : Hay là bây giờ em nghĩ thế này… song anh có cho phép em nói em mới dám nói,  …

Qua đó có thể thấy Dế Mèn tự cho mình là kẻ đàn anh, có vai xã hội cao hơn, coi thường Dế Choắt.

Tham khảo đoạn sau (trích từ văn bản ).

Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt.   Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.

b. Với đặc điểm : Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau thì cách xưng hô và nói năng của cả Dế Mèn và Dế Choắt đều không phù hợp. Dế Mèn quá kiêu căng, tự phụ; còn Dế Choắt quá nhún mình, sợ sệt.

Qua đó, học sinh có thể rút kinh nghiệm cho bản thân trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè cùng lứa tuổi.

c) Để thấy sự thay đổi vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt đều xưng hô ngàng hàng nhau: tôi – anh.

– Lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiện.

 Bài 4: cách nói năng của người vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có thái độ thiếu tôi trọng với chồng: cách dùng từ: gọi chồng là đồ ngu, cách nói trống không

( không có từ xưng hô) …

Bài 5: Trong đoạn hội thoại có bốn người tham gia : Người nhà quê, quan lớn, lính, thầy đề.

HS căn cứ theo cách nói năng để thấy rõ quan hệ vai xã hội giữa những người tham gia trong đoạn hội thoại đó.

Bài 6: Qua hai đoạn hội thoại, có thể nhận thấy :

a) Thể hiện tình cảm thương yêu, nhường nhìn lẫn nhau khi anh em sắp phải xa nhau.

b) Thể hiện tình cảm tị nạnh, bắt nạt em theo kiểu trẻ con; còn em gái cũng phản ứng một cách vô tư, trong sáng.

 Bài 7: HS xác định lượt lời của mỗi nhân vật : Chỉ ra những dấu hiệu dừng lời trong mỗi lượt lời.

HS căn cứ vào các dấu hiệu cuối mỗi lượt lời để thực hiện yêu cầu sau của bài tập. Ví dụ.

– Lời của vua : – “ Thằng bé kia, mày có việc gì ? sao lại đến đây mà khóc?” kết thúc bằng ngữ điện hỏi.

– Lời của vua : “ – Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à ? “ Kết thúc bằng từ  “à”.

 Bài 8: HS đọc đoạn hội thoại, chú ý đến việc các nhân vật có tôn trọng lời người khác không.

Trên văn bản, nhân vật chưa nói hết lời của mình, bị người hội thoại cắt ngang được thể hiện bằng dấu ba chấm.

Bài 9: HS tự liên hệ bản thân. Nếu có cần rút kinh nghiệm, cần luyện tính kiên trì lắng nghe lời người khác.

Bài tập về hội thoại

Thảo luận cho bài: Bài tập về hội thoại