Bài tập về Câu phủ định

Bài tập về Câu phủ định

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Ôn tập về luận điểm trong văn nghị luận

Bài tập 1: Trắc nghiệm

 Câu 1: Câu phủ định là gì?

A. Là câu dùng để tả hoặc kể một sự việc nào đó.

B. Là câu nêu điều thắc mắc cần được giải đáp.

C. Là câu sử dụng các từ ngữ phủ định (không, chưa, chẳng…), dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc … nào đó hoặc phản bác một ý kiến.

D. Là câu thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất.

Câu 2: Các câu phủ định sau:

– Trời không rét lắm.

– Trăng chưa lặn.

Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?

A. Câu phủ định miêu tả          B. Câu phủ định bác bỏ.

Câu 3: Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.

Câu in chữ nghiêng là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ.

Câu 4: Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

  1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
  2. Không phải là tôi không hiểu anh.

A. Câu phủ định             B. Câu khẳng định.

Câu 5; Về nội dung, hai câu đã dẫn ở bài tập 4 là câu phủ định hay câu khẳng định.

  1. Câu phủ định B. Câu khẳng định.
  2. Bài tập về Câu phủ định

    Bài tập về Câu phủ định

Câu 6: các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

  1. Giỏi gì mà giỏi
  2. Ngôi nhà này đẹp à?
  3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

A. Câu phủ định B. Không phải câu phủ định.

Câu 7: về nội dung, các câu nêu ở bài tập 6 có biểu thị ý phủ định hay không?

A. Có         B. Không

Câu 8: Câu phủ định được phân thành mấy loại chính?

A. Hai loại          B. Ba loại

C. Bốn loại         D. Năm loại.

Bài tập 2: Tìm câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận trong những câu dưới đây:

  1. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.
  2. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
  3. Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!.
  4. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ.
  5. Sức lẻo khoẻ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền.[…]
  6. Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì.

Bài tập 3: Diễn đạt nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định( ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi)

  1. Hôm qua, nó ở nhà.
  2. Trong giờ học, nó rất trật tự.

Từ đó, trả lời câu hỏi: Bằng cách nào có thể biến câu phủ định thành câu khẳng định và ngược lại mà ý chính của câu không thay đổi?

Bài tập 4: Phân tích giá trị của một số từ, tổ hợp từ phủ định trong các ví dụ sau.

1. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Khôngcâu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh nếp bãi vàng

(Tràng Giang – Huy Cận)

2. Sao đặc trời cao sáng suốt đêm

Sao đêm chung sáng chẳng chia miền

Trời còn có bữa sao quên mọc

Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

=> Khẳng định chắc chắn về nỗi nhớ mãnh liệt của mình.

( Đêm sao sáng – Nguyễn Bính)

3. Chờ mãi anh sang anh chả sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng

(Mùa xuân – Nguyễn Bính)

=> Lời thôn quê mộc mạc dân dã, hờn giận dịu dàng.

4.Nào đâu những đêm vàng…

… ta đợi chết mánh mặt trời gay gắt.

( Nhớ rừng – Thế Lữ)

=> Đâu còn -> sự tiếc nuối tha thiết.

5. Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen.

(Chân quê – Nguyên Bính)

6. Mẹ làm sao nhớ nổi

Cái thằng con đến ngồi nghỉ bên thềm

Khi đêm về thường lẫn vào đêm

Khi trời sáng lẫn vào đồng đội

(Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi chúng con đâu – Dương Hữu Ly)

=> Đây không phải lời trách cứ mà là lời yêu thương của con: muốn nhưng mẹ không thể.

7. Mình em lầm lũi trên đường về.

Có ngắn gì đâu một dải đê.

( Mưa Xuân – Nguyễn Bính)

=> Lời trách cứ ghê lắm giận dỗi ghê lắm.

———————————————–

GỢI Ý

Bài tập 1: 1.C, 2A, 3.B,4.A,5.B,6.B,7.A,8.A

 Bài tập 2: Học sinh xem lại điểm 3, mục củng cố, mở rộng và nâng cao để xác định câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận.

  1. Phủ định toàn bộ; 2. Phủ định bộ phận.; 3. Phủ định toàn bộ.; 4. Phủ định toàn bộ.; Phủ định bộ phận; 5. Phủ định toàn bộ; 6. Phủ định toàn bộ.

 Bài tập 3:  Các bạn làm theo các bước sau.

– Bước1 : Biến câu đã cho thành câu phủ định:

Hôm qua, nó ở nhà.-> Hôm qua, nó không ở nhà.

– Bước 2; Tìm từ ngữ đồng, nghĩa với cụm từ có từ phủ định: không ở nhà = đi đâu đó.

– Bước 3: Đặt thành câu phủ định có từ ngữ vừa tìm được ở bước 2  có thể thay đổi từ ngữ chút ít cho phù hợp.

->Hôm qua nó không đi đâu cả.

Theo cách đó, các bạn tự làm đối với câu (b) và trả lời câu hỏi mà bài tập đã nêu.

Bài tập về Câu phủ định

Thảo luận cho bài: Bài tập về Câu phủ định