Bài tập về câu cảm thán, câu trần thuật

Bài tập về câu cảm thán, câu trần thuật

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Luyện đề: Hịch tướng sĩ

I.Trắc nghiệm

1. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán?

A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.

C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu chấm than ở cuối câu.

D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.

2. Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?

A. Thế thì con biết làm thế nào được!

B. Thảm hại thay cho nó!

C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

3. Cho các từ cảm thán sau: ôi, biết bao, thay, biết bao nhiêu, hỡi ơi. Hãy điền các từ đó vào chỗ trống trong các đoạn trích dưới đây.

a. Ta thích thú … khi lại được ngồi vào bàn ăn!

b. Cô đơn … là cảnh thân tù!

c. … quê hương ta đẹp quá!

d. Đau đớn thay phận đàn bà,

…, thân ấy biết là mấy thân!

e. Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác ….

*Ghi nhớ kiến thức :

Câu cảm thán chứa các đặc điểm hình thức của mục đích nói năng đích thực là bộc lộ cảm xúc của người nói trước sự việc, hiện tượng,…nào đó.

Các đặc điểm đó là:

  1. Câu cảm thán chứa các từ ngữ cảm thán thường đứng ở đầu câu: ô, ô hay, ôi chao, chao ôi, ối giời ơi, trời đất ơi, than ôi, làng nước ơi, cha mẹ ơi,…
  2. Câu cảm thán chứa các từ cảm thán thường đứng sau động từ, tính từ: thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, lạ, thật, ghê,…
  3. Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc rất phong phú, đa dạng: tự hào, sung sướng, vui mừng, thán phục, đau đớn, hối hận, tiếc nuối, thương xót, trách móc, than vãn, mỉa mai,…Việc xác định cảm xúc cho câu cảm thán một mặt phải căn cứ vào từ ngữ cảm thán, mặt khác phải căn cứ vào các từ ngữ biểu thị nội dung – nguyên nhân gây ra cảm xúc.

Bài tập về câu cảm thán, câu trần thuật

Bài tập về câu cảm thán, câu trần thuật

II.Câu hỏi và bài tập:

1. Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra dấu hiệu, chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.

a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết

Cả một đời gắn chặt với quê hương

b. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

c. Con này gớm thật!

d. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

e. Ha ha! Một lưỡi gươm!

g. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

h. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

         Tội nghiệp thầy!

2. Đặt câu cảm thán nhằm bộc lộ cảm xúc trước các sự việc:

– Được điểm mười

– Bị điểm kém

– Nhìn thấy con vật lạ

3. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây:

a.(1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. ( 2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.

b.(1) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện(2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

c.Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

d. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.

g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế.

4. Những câu trần thuật in đậm dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được dùng để làm gì?

a. Thôi em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

b. Thôi tôi ốm yêu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

5. Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu, về cơ bản, vẫn giữ được.

Mẫu : Anh uống nước đi! -> (Tôi) mời anh uống nước.

a. Anh đóng cửa sổ lại đi!

b. Ông giáo hút trước đi !

c. Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ?

Bài tập về câu cảm thán, câu trần thuật

Thảo luận cho bài: Bài tập về câu cảm thán, câu trần thuật