Bài tập tổng hợp cơ chế di truyền biến dị cấp độ phân tử
Tuyển chọn các bài tập phần cơ chế di truyền biến dị thường xuất hiện trong đề thi đại học.
Để làm chính xác và đũng các phần này các bạn chú ý cần nắm vững các kiến thức co bản về các dạng bài di truyền và biến dị câp độ phân tử.
Câu 1 : Một gen có 96 chu kì xoắn .Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A = 2 T ; G = 3 T ; X = G – T . Tổng số liên kết hidro tron gen là
A. 5320 B.2520 C.4480 D. 2240
Câu 2 : Một gen có chiều dài 4080 A0 và có số nucleotit loại A = 20% tổng số nucleotit của gen . Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 có X = 40 % tổng số nuleotit của mỗi mạch . Số lượng nucleotit trên mạch một của gen là
A. 135A , 225 T , 180 X , 360 G B. 225T ; 135A , 360 X ; 180 G
C. 180 A , 300T , 240X , 480G D.300A , 180 T , 240 X , 480 G
Câu 3 : Một phân tử AND vi khuẩn có chiều dài 34.106 A0 phân tử AND này nhân đôi liên tiếp 3 lần . Số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi của AND là
A.6.107 B.14 . 10 7 C.102. 10 6 D. 238. 10 6
Câu 4: Cho vi khuẩn ( vi khuẩn này không chứa plasmid và AND của nó được tạo ra từ môi trường nuôi cấy chỉ có N 15) vào môi trường nuôi cấy chỉ có N 14 .Sau 3 thế hệ sinh sản người ta thu toàn bộ vi khuẩn ,phá màng tế bào để thu lấy các phân tử AND . Trong các phân tử AND này thì loại AND có N 15 chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ?
A.1/15 B. 0/32 C.1/32 D.1/31
Câu 5: Trong quá trình tái bản của một phân tử AND có 15 đơn vị tái bản , trên 1 đơn vị tái bản có 18 đoạn Okazaki . Số đoạn mồi cần cung cấp cho phân tử AND này tái bản 1 lần là .
A . 30 B . 285 C. 270 D . 300
Câu 6: Trong một phân tử plasmid có 10 4 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần , số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit của AND là
A.16000 B.159984 C.139986 D.140000
Câu 7: Đoan mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit là 5’ – T A XGXXAGTXATGXA- 3’ . Gen nhân đôi 2 lần . Số nucleotit mỗi laoij mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là
A.A= T = 24 ; G = X = 21 B.A = T = 21 ; G = X = 24
C. A = T = 9 ; G = X = 15 D. A = T = 12 ; G = X = 9
Câu 8: Ở một loài động vật hàm lượng AND đang ở kì sau của giảm phâm II là x . Hỏi hàm lượng AND trong NST trong tế bào sinh dưỡng cua loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu ?
A.x B. 4x C. 2x D.0,5 x
Câu 9: Một phân tử AND mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra 62 mạch polinucleotit mới . Khẳng định nào sau đây không đúng ?
A.Tất các các mạch đơn nói trên đều có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một
B.Trong các phân tử cón được tạo ra có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào
C.Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp
D.Trong các phân tử con được tạo ra có 30 phân tử AND có cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào
Câu 10: Một phân tử AND mạch kép có tỉ lệ A + T / G + X = 5 /3 . Khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 5 lần thì tỉ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là
A.A = T = 18,75 % ; G = X = 31,25 % B.A + T = 31,25 % ; G + X = 18,75 %
C. A = T = 31,25 % ; G = X = 18,75 % D.A + T = 18,75 % ; G + X = 31,25 % .
Câu 11: Một gen có 1824 liên kết hidro . Trên một mạch của gen có T = A ; X = 2 T và G = 3 X . Chiều dài của gen là
A.2284, 8 A0 B.4080 A0 C.1305, 6 A0 D.5100 A0 .
Câu 12: Giả sử trong một gen có 1 bazơ nitơ Adenin trở thành dạng hiếm A* thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến thay thế A- T bằng cặp G – X
A.12 B.13 C.14 D.15.
Câu13: Một gen dài 0,255 micromet và có A = 20 % số nucleotit của gen . Sau đột biến số liên kết hidro của gen là 1953. 53 Đột biến gen thuộc :
A. Thay thế 3 cặp A- T bằng 3 cặp G – X B.Thêm 1 cặp G – X
C.Thay thế 3 cặp G- X bằng 3 cặp A – T D. Thêm 1 cặp A- T
Câu14: Do phóng xạ nên một gen bị đột biến hậu quả làm mất đi aa thứ 12 trong chuỗi polipeptiti do gen điều khiển tổng hợp .Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hidro . Khi một gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nucleotit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen chưa đột biến
A.A= T = 2 ; G = X = 1 B. A= T = 62 ; G = X = 31
C.A = T = 64 ; G = X = 32 D.A = T = 31 ; G = X = 62
Câu15: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định . Ở một phép lai , trong số các laoij giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% , trong số các giao tử cái thì giao tử mang đột biến chiếm 20 % . Theo lí thuyết , trong số các các thể đột biến ở con lai , thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 4 /25 B. 3/32 C. 8/25 D. 3/100
Câu16: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định . Ở một phép lai , trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% , trong số các giao tử cái thì giao tử mang đột biến chiếm 20 %. Trong số các các thể có kiểu hình bình thường số cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ là
A.1/ 100 B.23/99 C.3/32 D.23/100 .
Câu17: Một đoạn AND có chiều dài 4080 nm có hiệu số % giữa nucleotit lạo A và một lọai khác là 20% . Một đột biến xảy ra là tăng chiều dài đoạn AND thêm 17 A0 và nhiều hơn đoạn AND ban đầu là 13 liên kết hidro . Số nucleotit loại A và G của đoạn AND sau đột biến lần lượt là .
A.843 và 362 B.842 và 363 C.840 và 360 D.363 và 842
Đáp án: 1 D – 2 B – 3 B – 4 D – 5 D – 6 D – 7 B – 8 B – 9 B – 10 C – 11 A – 12 D – 13 A – 14 B – 15 B – 16 B – 17 B