Bài 7: Kinh Tế ( Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ )
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Tiết 3: KINH TẾ
I. Đặc điểm chung
1. Nền kinh tế có quy mô lớn
a. Biểu hiện:
Quy mô GDP lớn nhất thế giới-chiếm 28,5%(2004), lớn hơn GDP của châu Á, gấp 14 lần GDP của châu Phi.
Tham khảo nguồn Wikipidea:
Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới, tới 13.210 tỉ USD trong năm 2006. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mô, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 44.000 USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, khả năng nghiên cứu, và đầu tư vốn cao
b. Nguyên nhân:
– Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, nguồn nước, thủy sản…) đa dạng, trữ lượng lớn, dễ khai thác.
– Lao động dồi dào, Hoa Kì không tốn chi phí nuôi dưỡng, đào tạo.
– Trong 2 cuộc Đại chiến thế giới lãnh thổ không bị tàn phá, lại thu lợi.
2. Nền kinh tế thị trường
– Mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước rất lớn
– Hoạt động kinh tế dựa trên quan hệ cung-cầu.
II. Các ngành kinh tế
1. Các ngành dịch vụ:
– Tạo ra giá trị lớn nhất trong GDP (76,5%).
– Dịch vụ đa dạng, phát triển hàng đầu thế giới, nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính, thông tin liên lạc, du lịch.
– Phạm vi hoạt động, thu lợi trên toàn thế giới.
2. Công nghiệp:
– Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu, nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới.
– Gồm: chế biến, điện lực, khai khoáng; trong đó công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhất.
– Cơ cấu:
+ Cơ cấu ngành: tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại, giảm các ngành công nghiệp truyền thống.
+ Cơ cấu lãnh thổ:
* Đông Bắc: giảm dần tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp.
* Phía Nam và ven Thái Bình Dương tăng dần tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp.
3. Nông nghiệp:
– Nền nông nghiệp tiên tiến phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông sản lớn nhất thế giới.
– Hình thức tổ chức sản xuất: trang trại, vùng chuyên canh có quy mô lớn.
– Cơ cấu:
+ Cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
+ Cơ cấu lãnh thổ: Sản xuất nông nghiệp có sự phân hóa lớn giữa các vùng.