Bài 2: Cuộc Cách Mạng Khoa Hộc Và Công Nghệ Hiện Đại

Cuộc Cách Mạng Khoa Hộc Và Công Nghệ Hiện Đại

Mời các bạn tham khảo thêm tài liêu:

Cách Mạng Khoa Học Công Nghệ

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

– Trình bày được đặc trưng nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học va công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới.

– Phân biệt được điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

2. Kĩ năng:

– Phân tích sơ đồ trang 10 SGK để hiểu và nêu được ví dụ thành tựu của bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

– Phân tích sơ đồ trang 11 SGK để hiểu và nêu được ví dụ thành tựu của một số tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phat triển kinh tế – xã hội.

– Phân tích bảng 2.2 nhằm phân biệt được đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

3. Thái độ:

– Xác định ý thức trách nhiệm trong học tập để góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước trong tương lai.


NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

1. Thời gian xuất hiện:

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

2. Đặc trưng:

– Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

– Dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lương tri thức cao.

– Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin.

– Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế- xã hội.

II. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội.

– Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm.

– Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, các dịch vụ nhiều kiến thức.

– Thay đổi cơ cấu lao động. Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm ngày càng cao.

– Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu.

III. Nền kinh tế tri thức:

1. Đặc trưng:

– Các ngành kinh tế tri thức (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

– Công nghệ cao, điện tử hoá, tin học hoá, siêu xa lộ thông tin.

– Công nhận tri thức là chủ yếu.

– Đóng góp của khoa học và công nghệ cho tăng trưởng kinh tế > 80%.

– Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn.

– Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

2. Phân bố:

– Bắt đầu hình thành ở Bắc Mĩ và một số nước ở Tây Âu.

– Ước tính đến năm 2020 nền kinh tế của các nước phát triển đều trở thành nền kinh tế tri thức.


TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn câu trả lời đúng:

a/ Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức là:

A. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

B. Cuộc cách mạng khoa học.

C. Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.

D. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

b/ Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên:

A. Chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao.

B. Vốn, kĩ thuật cao, lao động dồi dào.

C. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn.

D. Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao.

Thảo luận cho bài: Bài 2: Cuộc Cách Mạng Khoa Hộc Và Công Nghệ Hiện Đại