Axit – bazo – muối (chi tiết)

Axit – bazo – muối (chi tiết)

Axit, bazo, muối là những hợp chất quan trọng của phần hóa học vô cơ vì vậy bạn đọc cần phải nắm vững được cách phân loại và gọi tên của từng nhóm chất này nhé.

Axit – bazo – muối (chi tiết)

AXÍT – BA ZƠ – MUỐI

I. Axit

1. Khái niệm

– VD: HCl, H2S, H2SO4 , HNO3, H2CO3, H3PO4.

– TPPT: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (- Cl, =S, =SO4, -NO3…)

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2. Công thức hoá học

– Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc  axit.

Công thức chung:      HnA.

Trong đó: – H: là nguyên tử hiđro.

– A: là gốc axit.

3. Phân loại

– 2 loại:

+ Axit không có  oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3

Axit - bazo - muối (chi tiết)

Axit – bazo – muối (chi tiết)

4. Tên gọi

a. Axit không có oxi

       Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.

VD : – HCl : Axit clohiđric.

– H2S : Axit sunfuhiđric.

b. Axit có oxi:

* Axit có nhiều nguyên tử oxi:

      Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.

VD : – HNO3 : Axit nitric.

– H2SO4 : Axit sunfuric.

* Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit :  Axit + tên phi kim + ơ.

VD : – H2SO3 : Axit sunfurơ.

II. Bazơ 

1. Khái niệm

– VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3

– TPPT: Có một nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.

– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH)

2. Công thức hoá học

– Gồm nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm  – OH.

Công thức chung:      M(OH)n

Trong đó: – M: là nguyên tử kim loại.

– A: là nhóm hiđroxit.

3. Tên gọi

Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

VD : NaOH : Natri hiđroxit.

Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.

4. Phân loại:

– 2 loại:

* Bazơ tan trong nước : NaOH, KOH…

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2

III. Muối

1. Khái niệm

– VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3

– TPPT: Có nguyên tử kim loại và gốc axit.

–  Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

2. Công thức hoá học

– Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều  nhóm hiđroxit.

MxAy.

Trong đó: – M: là nguyên tử kim loại.

– A : là gốc axit.

VD :            Na2CO3 .               NaHCO3.

Gốc axit :       = CO                   – HCO3.

3. Tên gọi

Tên muối : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

VD : – Na2SO: Natri sunfat.

– Na2SO3 : Natri sunfit.

– ZnCl2    : Kẽm clorua.

4. Phân loại

– 2 loại:

* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD : CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3

* Muối axit: Là muối mà trong đó gốc a xit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2

BÀI TẬP

Hoàn thành bảng sau

Bảng 1:

STT

Nguyên tố

Công thức của oxitbazơ

Tên gọi

Công thức của bazơ tương ứng

Tên gọi

1

Na

2

Ca

3

Mg

4

Fe(Hoá trị II)

5

Fe(Hoá trị III)

 

Bảng 2:

STT

Nguyên tố

Công thức của oxitaxit

Tên gọi

Công thức của axit tương ứng

Tên gọi

1

S (Hoá trị VI)

2

P(Hoá trị V)

3

C(Hoá trị IV)

4

S(Hoá trị IV)


ĐÁP ÁN

Bảng 1

STT

Nguyên tố

Công thức của oxitbazơ

Tên gọi

Công thức của bazơ tương ứng

Tên gọi

1

Na

Na2O

Natri oxit

NaOH

Natri hiđroxit

2

Ca

CaO

Canxi oxit

Ca(OH)2

Canxi hiđroxit

3

Mg

MgO

Magie oxit

Mg(OH)2

Magiehiđroxit

4

Fe(Hoá trị II)

FeO

Sắt (II) oxit

Fe(OH)2

Sắt (II)hiđroxit

5

Fe(Hoá trị III)

Fe2O3

Sắt (III) oxit

Fe(OH)3

Sắt (III)hiđroxit

Bảng 2

STT

Nguyên tố

Công thức của oxitaxit

Tên gọi

Công thức của axit tương ứng

Tên gọi

1

S (Hoá trị VI)

SO3

Lưuhuynh tri oxit

H2SO4

Axit sunfuric

2

P(Hoá trị V)

P2O5

Đi photpho pentanoxit

H3PO4

Axit photphoric

3

C(Hoá trị IV)

CO2

Cacbon đi oxit

H2CO3

Axit cacbonic

4

S(Hoá trị IV)

SO2

Lưuhuynh đi oxit

H2SO3

Axit sunfurơ

Thảo luận cho bài: Axit – bazo – muối (chi tiết)