Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nito
Quá trình trao đổi khoáng ở thực vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào ?
I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITO
1. Ánh sáng
– Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nito trên cơ sở ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp, quá trình trao đổi nước của thực vật.
- Quang hợp tạo ra năng lượng và lực khử à liên quan đến quá trình hấp thụ, vận chuyển và trao đổi khoáng, nito
- Sự thoát hơi nước liên quan đến hấp thị nước và các ion khoáng hòa tan
2. Nhiệt độ
– Nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự hút khoáng của rễ cây
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hút khoáng chủ động và hút khoáng bị động
- Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch tán các chất càng chậm
- Khi tăng nhiệt độ lên một giới hạn nhất định làm tăng sự hấp thụ các chất khoáng và nito
- Nhiệt độ vượt quá mức tối ưu thì tốc độ hút khoáng giảm, hệ thống hút nước bị biến tính và chết
– Nguyên nhân: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hệ rễ
– Cơ chế: Nhiệt độ đã ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình trao đổi chất, quá trình liên kết giữa các phân tử trong chất nguyên sinh và các nguyên tố khoáng.
3. Độ ẩm đất
– Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi khoáng và nito
- Hàm lượng nước tự do trong đất nhiều giúp cho việc hòa tan nhiều ion khoáng
- Các ion hòa tan dễ dàng hấp thụ theo dòng nước vào hệ rễ của cây
– Độ ẩm cao giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tiếp xúc của hệ rễ với các phân tử keo đất à Quá trình hút bám trao đổi các chất khoáng và nito giữa rễ và đất được tăng cường
4. Độ pH của đất
Độ pH của đất là nhân tố quan trọng với sự trao đổi khaongs và nito:
- Quyết định hàm lượng các nguyên tố khoáng trong đất
- Ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất khoáng hòa tan
- Ảnh hưởng đến các chất hút bám trên bề mặt keo đất
- pH từ 6 – 6,5 thích hợp cho sự trao đổi nito và khoáng
5. Độ thoáng khí
- Khí CO2 sinh ra do hô hấp rễ trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất
- Nồng độ oxi cao trong đất giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh, tạo được áp suất thẩm thấu cao để hút nước và muối khoáng
- Hoạt động của hệ rễ trong môi trường thoáng khí của đất liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nito
II. BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY TRỒNG
1. Lượng phân bón hợp lý
Lượng phân bón căn cứ theo:
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kì sinh trưởng để tạo nên năng suất kinh tế tối đa, nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo thời kì và loại cây trồng
- Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là độ phì nhiêu của đất và tùy thuộc vào loại đất
- Hệ số sử dụng phân bón là tỷ lệ lượng chất dinh dưỡng mà cây có khả năng lấy đi so với lượng phân được bón vào trong đất
2. Thời kì bón phân
– Thời kì bón phân cần căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng với các chất dinh dưỡng khác nhau và với lượng khác nhau
– Cách nhận biết thời điểm bón phân là căn cứ vào những dấu hiệ bên ngoài của lá cây như hình dạng và màu sắc
3. Cách bón phân
* Các phương pháp bón phân:
– Bón qua đất:
- Bón lót là bón phân trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng ban đầu của cây
- Bón thúc là bón nhiều lần vừa thỏa mãn nhu cầu vừa tránh lãng phí do rửa trôi
– Bón qua lá (phun trực tiếp phân lên lá cây) là phương pháp tiết kiệm nhất và hiệu quả nhanh nhất.