10 hiện tượng vật lý thú vị với chất lỏng
Giải thích 10 thí nghiệm vật lý thú vị với lửa
Video 10 hiện tượng vật lý thú vị với chất lỏng
Hiện tượng vật lý 1: Quả cầu lăn chậm hơn nếu bên trong được đổ một lớp chất lỏng có độ nhớt cao
Giải thích hiện tượng vật lý 1: Ban đầu khi chưa có chất lỏng bên trong, chuyển động của quả cầu kim loại bên trong quả cầu nhựa sinh ra lực phát động giúp quả cầu nhựa chuyển động lăn nhanh hơn. Khi đổ chất lỏng vào trong quả cầu nhựa, do chất lỏng bên trong có độ nhớt cao => làm tăng lực ma sát nhớt cản trở chuyển động lăn của quả cầu kim loại, chuyển động đó cũng cản trở chuyển động lăn của quả cầu nhựa.
Hiện tượng vật lý 2: Sử dụng một chiếc bình đổ đầy nước làm cháy một tờ giấy
Giải thích hiện tượng vật lý 2: phần thủy tinh cong tròn và nước bên trong đã tạo ra một một thấu kính được giới hạn bởi hại mặt cong lồi tương đương với một thấu kính hội tụ, thấu kính hội tụ này sẽ hội tụ chùm tia sáng mặt trời tại một điểm nằm tại tiêu cự của thấu kính. Người làm thí nghiệm bôi đen tờ giấy nhằm mục đích hấp thụ nhiệt tốt hơn (các vật có màu đen hấp thụ nhiệt tốt hơn các mầu sắc khác vì nó không phản xạ lại ánh sáng tới)
Chất cháy + oxi trong không khí + nguồn nhiệt (ánh sáng mặt trời) => khiến giấy bắt đầu bị cháy, sau thời gian đủ nhiệt sẽ sinh ra ngọn lửa
xem thêm: Lửa là gì? tại sao khi cháy lửa có màu xanh? hình dạng của ngọn lửa
Hiện tượng vật lý 3: Đâm thủng túi bóng đựng nước bằng các bút chì nhưng túi nước không bị dò nước
Giải thích hiện tượng vật lý 3: bí quyết để thành công trong thí nghiệm này nằm ở chất liệu làm túi đựng và cách tiến hành thí nghiệm. Túi bóng đựng nước phải được đóng kín để không khí và nước tạo ra một áp suất đủ làm căng túi bóng. Khi bút chì đâm thủng túi, do áp suất của khí và chất lỏng trong túi chưa bị thoát ra ngoài làm cho túi vẫn căng đủ ép chặt, kín vào thân chiếc bút chì, do không có khe hở nên mặc dù túi thủng nhưng nước vẫn không thể chảy ra ngoài.
Hiện tượng vật lý 4: Các lớp chất lỏng khác màu có thể xếp chồng lên nhau
Giải thích hiện tượng vật lý 4: Do khối lượng riêng của các chất lỏng khác nhau nên trọng lực không đủ thắng lực đẩy Ác-si-mét của các lớp chất lỏng, khiến chúng chỉ có thể đặt lên nhau mà không thể hòa trộn vào nhau.
Hiện tượng vật lý 5: thân trai chất lỏng biến mất khi nhúng vào trong một chiếc cốc đựng chất lỏng khác.
Giải thích hiện tượng vật lý 5:
Cốc bên trái: chiết suất của chất lỏng trong trai và chiết suất của thủy tinh (chất liệu làm trai) khác nhau => ánh sáng bị khúc xạ, phản xạ khi truyền xuyên qua cốc. Hiện tượng khúc xạ và phản xạ của ánh sáng giúp ta nhìn rõ được thân trai.
Cốc bên phải: chiết suất của thủy tinh làm trai và chất lỏng đựng trong cốc giống nhau => ánh sáng không bị khúc xạ mà truyền thẳng qua => mắt ta không thể quan sát được vỏ trai.
Hiện tượng vật lý 6: Chất lỏng dạng keo nhảy múa trên chiếc loa
Giải thích hiện tượng vật lý 6: Âm thanh từ loa phát ra là sóng âm, sóng âm truyền được trong môi trường chất khí tạo nên các dao động => chất lỏng dạng keo cũng dao động và “nhảy múa” theo. Ngoài ra trong quá trình phát âm thanh màng loa rung cũng ảnh hưởng đến màn nhảy múa của chất lỏng dạng keo này.
xem thêm: Những hình dạng khác nhau của âm thanh
Hiện tượng vật lý 7: Lớp chất lỏng trong hai chiếc cốc tự hòa vào nhau, và cũng tự chồng lên nhau
Giải thích hiện tượng vật lý 7: Do trọng lực và khối lượng riêng của hai chất lỏng khác nhau => lớp chất lỏng ở trên có khối lượng riêng nhẹ hơn khối lượng riêng của lớp chất lỏng ở dưới thì chúng cứ “để nguyên” như vậy giống như hiện tượng vật lý 4.
Hiện tượng vật lý 8: Chất lỏng chuyển động trong nồi khi thay đổi nhiệt độ
Giải thích hiện tượng vật lý 8: Ở nhiệt độ thường, chất lỏng đổ vào nồi bị hiện tượng dính ướt, khi nhiệt độ trong nồi đủ lớn khiến các phân tử chất lỏng chuyển động nhiệt ở bề mặt nhận phía trên nhận được năng lượng đủ lớn để tách ra khỏi lực hút phân tử chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo thành các phân tử hơi nước.
Khi nhiệt tăng nhiệt độ lên tiếp, chất lỏng đổ vào nồi không bị dính ướt nữa, chúng co dẹt lại thành các hạt chất lỏng dẹt dưới tác dụng của lực hấp dẫn và chuyển động tròn theo lực lắc của tay người làm thí nghiệm.
Hiện tượng vật lý 9: Các phép toán thú vị bị đảo ngược sau khi rót nước
Giải thích hiện tượng vật lý 9: nước đổ vào trong cốc làm cho cốc đựng nước trở thành thấu kính hội tụ nênảnh thu được qua thấu kính hội tụ bị ngược chiều.
Hiện tượng vật lý 10: Xoay chai theo chiều kim đồng hồ các chấm mầu bị kéo thành vệt, xoay ngược lại các chấm màu trở về hình dạng ban đầu
Giải thích hiện tượng vật lý 10: Các chấm mầu đã bị cố định trong lớp chất lỏng đựng trong cốc sát bề mặt của trai, khi ta xoay trai do ma sát lớp chất lỏng gần trai xoay theo kéo các chấm mầu bị quét thành vệt. Sau khi xoay ngược lại, các phần chất lỏng sát trai xoay trở lại vị trí cũ kéo theo các lớp mầu dồn lại vị trí cũ (nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy các vệt màu có khác đôi chút so với ban đầu).
Các bạn có thể xem hình ảnh sau để dễ hình dung hơn
Khi xoay theo chiều kim đồng hồng giống như việc dàn các lá bài trên bàn, việc quay ngược chiều kim đồng hồ cái chai giống như ta thu lại các lá bài xếp chồng lên nhau => bộ bài xếp chồng.