Tính chất của oxi – Dạng 1: bài viết PTHH

Tính chất của oxi – Dạng 1: bài viết PTHH

Bài học giúp củng cố kiến thức về tính chất hóa học của oxi, đồng thời nâng cao khả năng cân bằng phương trình hóa học.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Lí thuyết :Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi

Tính chất của oxi - Dạng 1: bài viết PTHH

Tính chất của oxi – Dạng 1: bài viết PTHH

Tính chất của oxi – Dạng 1: bài viết PTHH

Hầu hết các đơn chất kim loại, phi kim và hợp chất đều tác dụng với oxi. Vậy quá trình mà oxi tác dụng với các chất gọi là gì? Thuộc loại phản ứng hóa học nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bạn đọc.

SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP.

ỨNG DỤNG CỦA OXI

  1. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
  2. Sự oxi hóa

Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

VD:          2Cu + O2 → 2CuO

2Mg + O2 → 2MgO

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

2H2 + O2 → 2H2O

  1. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

VD:          4P + O2 → P2O5

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

  1. Ứng dụng của oxi
  2. a) Sự hô hấp:

– Oxi cần thiết cho sự hô hấp của người và động, thực vật.

– Những phi công, thợ lặn, thợ chữa cháy… thở bằng oxi đựng trong các bình đặc biệt.

  1. b) Oxi rất cần thiết cho sự đốt nhiên liệu.

– Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong kk

– Trong công nghiệp sx gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.

– Chế tạo mìn phá đá

 

– Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Dùng từ hoặc cụm từ hoàn thành các câu sau:

  1. Sự tác dụng của oxi với một chất là……..
  2. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có……….được tạo thành từ hai hay nhiều chất khí ban đầu.
  3. Khí…………..cần cho……………………..con người, động vật và cần để đốt cháy………….trong đời sống sản xuất.

Bài 2. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Vì sao?

  1. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
  2. 2FeO + C → 2Fe + CO2
  3. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
  4. CaCO3 → CaO + CO2
  5. 4N + 5O2 → 2N2O5
  6. 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Bài 3. Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg; kẽm Zn; sắt Fe; nhôm Al. Biết rằng công thức hóa học của chất được tạo thành tương ứng là: MgS; ZnS; FeS; Al2S3

Bài 4. Cân bằng các phản ứng hóa học sau. Và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp

  1. Al +  HCl   →  AlCl3+   H
  2. KClO3→    KCl   +   O2
  3. Al  +   O2→  Al2O3
  4. NO   +   O2→  NO2
    5.   NO2   +  O2   +  H2O  → HNO3
    6.   SO2   +   O2   →   SO3
    7.  N2O5   +  H2O  →  HNO3
    8.   C2H2   +   O2   →   CO2   +    H2O
    9.   C4H10   +   O2    →   CO2    +   H2O
    10.   C2H2    +    Br2    →  C2H2Br4
    11.  CaO   +   CO2   →   CaCO3
    12.  CaO  +   H2O   →  Ca(OH)2
    13.   Fe    +     O2    →        Fe3O4
  5. FeClx+   Cl2→  FeCl3
  6. Na2O + HCl → NaCl + H2O

LỜI GIẢI

Bài 1.

  1. sự oxi hóa
  2. 1 chất mới (1 sản phẩm)
  3. oxi; hô hấp; nhiên liệu.

Bài 2.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng: a, c, e, d.

Vì chỉ có duy nhất 1 chất được tạo thành sau phản ứng.

Bài 3.

Phương trình hóa học là:

S + Mg → MgS

S + Zn → ZnS

S + Fe → FeS

3S + 2Al → Al2S3

Bài 4. Hệ số cân bằng của các phương trình là:

  1. 2Al +  6HCl   →  2AlCl3+   3H
  2. 2KClO3→    2KCl   +   3O2
  3. 4Al  +   3O2→  2Al2O3
  4. 2NO   +   O2→  2NO2
    5.   4NO2   +  O2   +  2H2O  → 4HNO3
    6.   2SO2   +   O2   →   2SO3
    7.  N2O5   +  H2O  →  2HNO3
    8.   2C2H2   +   5O2   →   4CO2   +    2H2O
    9.   2C4H10   +   13O2    →   8CO2    +   10H2O
    10.   C2H2    +    2Br2    →  C2H2Br4
    11.  CaO   +   CO2   →   CaCO3
    12.  CaO  +   H2O   →  Ca(OH)2
    13.   3Fe    +     2O2    →        Fe3O4
  5. 4FeClx+  (6 – 2x) Cl2→  4FeCl3
  6. Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

Các phản ứng là phản ứng hóa hợp là phản ứng : 3; 4; 5; 6; 7; 10; 11; 12; 13; 14

 

Thảo luận cho bài: Tính chất của oxi – Dạng 1: bài viết PTHH